Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Kích Thích Tôm Đẻ Không Cần Cắt Cuống Mắt

Kích Thích Tôm Đẻ Không Cần Cắt Cuống Mắt
Ngày đăng: 06/07/2013

Một cách hình tượng, có thể coi cuống mắt của tôm cùng với một vài cấu trúc nội tiết khác như một hệ thống điều tiết nước chảy từ một hồ chứa. Việc cắt cuống mắt tương tự như phá đập để lấy nước.

Lúc đầu thì nước chảy ồ ạt nhưng mức nước ở hồ sụt nhanh và mất khả năng điều tiết. Tôm cái bị cắt cuống mắt chỉ đẻ 3 -5 lần và đời sống sinh sản của nó chấm dứt ở đó. Tôm cái trong tự nhiên hẳn là không bị cắt cuống mắt và có thể đẻ nhiều lần hơn trong một khoảng thời gian dài, cho ra nhiều tôm con hơn. Một thí nghiệm gần đây trên loài tôm he chân trắng, là loài đến nay vẫn được cắt cuống mắt để kích thích sinh sản cho thấy, có thể kích thích đẻ mà không cần cắt cuống mắt.

Người ta tiêm Serotonin cho tôm cái và tỷ lệ tôm đẻ lần đầu là 35,4%, gấp 6 lần đối chứng. Tỷ lệ tôm đẻ tiếp trong lần hai là 6,7. Tính chung số tôm đẻ do được kích thích bằng serotonin gấp 7 lần so với đối chứng.

Tất nhiên là tỷ lệ tôm đẻ nhờ tiêm serotonin là thấp hơn tỷ lệ tôm đẻ do được cắt cuống mắt. Nhưng sau những lần đẻ dồn dập do được cắt cuống mắt thì những tôm như thế không thể tiếp tục được dùng để SX giống nữa. Trong khi ấy, chắc chắn những tôm đã đẻ nhờ serotonin vẫn có thể tiếp tục sinh sản vì không bị những tổn thương bất khả hồi. Kết quả nghiên cứu này rất khích lệ vì nhờ thế người ta có thể kéo dài được tuổi thọ sinh sản của tôm một cách đáng kể.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Đóng Rong, Đóng Nhớt Bệnh Đóng Rong, Đóng Nhớt

Đóng rong là một bệnh chủ yếu do môi trường tạo ra trong đó các tác nhân chính là tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lên nhau tạo thành bệnh. Bệnh đóng rong rất dễ nhận biết, toàn thân bị dơ, tập trung ở phần đầu ngực hay toàn thân, mang và các phụ bộ. Tôm bị bệnh này rất yếu, bỏ ăn, ít di chuyển và cặp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc

31/07/2011
Câu Hỏi Thường Gặp Của Bà Con Nuôi Tôm Câu Hỏi Thường Gặp Của Bà Con Nuôi Tôm

Nuôi tôm, nuôi trồng thuỷ sản là một công việc đầy rủi ro, đặc biệt là nuôi tôm đang được phát triển theo hướng tăng diện tích, loại hình nuôi và mức độ thâm canh. Bên canh sự hấp dẫn về lợi nhuận cao, nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn về môi trường và dịch bệnh, đặc biệt là ở các khu nuôi tập trung

16/11/2011
Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Sú Trên Ao Nổi Ở Trà Vinh Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Sú Trên Ao Nổi Ở Trà Vinh

Thạc sỹ Trần Hoàng Phúc - Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh trong ao nổi, vụ nuôi đầu tiên đạt được hiệu quả rất tốt, xin giới thiệu để bà con tham khảo.

03/01/2012
Đặc Điểm Sinh Học Và Sinh Thái Của Tôm Sú Đặc Điểm Sinh Học Và Sinh Thái Của Tôm Sú

Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.

14/02/2012
Bệnh Thường Gặp Trên Tôm Bệnh Thường Gặp Trên Tôm

Tôm hiện là một trong những loài thủy sản nuôi nhiều nhất và đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng không ít nông dân phải lao đao vì tôm mắc bệnh. Để giúp bà con phòng tránh những hiểm họa trong nuôi tôm, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh và đưa ra cách phòng tránh chung giúp bà con phần nào hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra

31/07/2011