Sản Xuất Tôm Giống Bằng Công Nghệ Hoạt Hoá
Anonit là một loại dung dịch được tạo ra nhờ công nghệ hoạt hoá, điện hoá nước muối loãng, trên một thiết bị đặc biệt (gọi là ECA). Đây là công nghệ mới được Trung tâm Công nghệ cao (Trung tâm KHTN&CNQG) tiếp nhận của Nga từ cuối 2002 và tạo ra bước đột phá trong việc sản xuất tôm giống năng suất cao mà không dùng kháng sinh và hoàn toàn sạch bệnh. Ứng dụng công nghệ hoạt hoá, điện hoá trong khử trùng bể trước khi thả tôm, cho thấy quá trình khử trùng nhanh hơn, triệt để hơn khi dùng các hoá chất khác nên tiết kiệm thời gian.
Sau khi khử trùng dung dịch anonit không để lại lớp cặn hoá chất dư trên bề mặt bể, nên không tốn nhân công cọ rửa thường xuyên như trước đây; trong khử trùng nước cũng đã tạo ra một nguồn nước sạch, không để lại một chút hoá chất nguy hại nào tồn dư trong nước, nên hoàn toàn thích hợp với ấu trùng tôm cũng như các động thực vật thuỷ sinh phát triển.
Thay thế hoàn toàn các chất khử trùng khác thường dùng trong các bể nuôi tôm như Clorin phormanin. Dung dịch anonit có thể sử dụng trong hầu hết quá trình phát triển nhiều giai đoạn của tôm giống, có tác dụng hạn chế tối đa sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, diệt được trùng loa kèn và các loại nấm trong nước, giúp phá huỷ một phần và làm đông tụ các chất thải, làm cho quá trình xiphong chất thải hiệu quả hơn, cải thiện rõ môi trường. Dung dịch anonit có tác dụng điều chỉnh pH thích hợp cho sự phát triển của tôm con, không cho phép tạo ra mảng sinh học trên bề mặt ống sục khí (là nơi khu trú cho vi khuẩn). Ngay cả trong trường hợp tôm sú giống bị chết không rõ nguyên nhân, việc xử lý bể nuôi bằng dung dịch này cũng có thể bảo vệ được số tôm khoẻ, hạn chế thiệt hại cho nhà sản xuất.
Sử dụng anonit tắm cho tôm bố mẹ sẽ tiêu diệt được các mầm bệnh ký sinh trên vỏ tôm, phá huỷ lớp nhầy nhớt thường thấy trên vỏ tôm, giảm bớt khả năng lây bệnh từ môi trường sống của tôm bố mẹ sang tôm con. Khi sử dụng anonit khử trùng thức ăn có thể tiêu diệt các loài vi khuẩn, vi trùng có trong thức ăn, kể cả trùng loa kèn thường ký sinh trên ấu trùng atermila, do đó hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh qua đường thức ăn. Như vậy công nghệ ECA cho phép tiêu diệt được đồng thời cả vi trùng, virus và nấm gây bệnh, nên nó có thể thay thế hầu hết các chất khử trùng truyền thống khác.
Có thể bạn quan tâm
Ánh sáng là yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng đến tập tính đào hang và sinh sản của tôm sú.
Nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa (thức ăn, đạm, năng lượng) và tiêu hao oxy cơ sở của tôm sú
Tôm sú chậm lớn là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể tôm giống nhiễm bệnh còi do MBV (Monodon Baculovirus)
Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú được cải thiện khi nhiễm V.harveyi và Saprolegnia sp. nhờ chiết xuất lá bần.
Mục tiêu của nghiên cứu là thử nghiệm các điều kiện thích hợp cho kỹ thuật LAMP trong điều kiện thực tế tại Viện Công nghệ sinh học và Môi trường để phát hiện