Khuyến Nông Với Nuôi Trồng Thủy Sản Miền Núi Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có nhiều huyện miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, có tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản tương đối lớn
Khi mạng lưới khuyến nông chưa hình thành thì việc nuôi cá của bà con gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao do trình độ của bà con còn hạn chế, chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật.
Trong những năm gần đây hệ thống khuyến nông tỉnh đã hình thành được mạng lưới đến tận thôn bản. Hàng năm các cán bộ khuyến nông xã và thôn bản được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập huấn, tư vấn tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, những thông tin phù hợp.
Trên sơ sở đó, các cán bộ khuyến nông xã, thôn bản không ngại khó khăn để đến tận thôn bản, vùng sâu, vùng xa cầm tay chỉ việc, tư vấn kỹ thuật và xây dựng các điểm mô hình trình diễn giúp việc nuôi cá của bà con thay đổi rõ rệt.
Bà con đã biết áp dụng và thực hiện tốt các khâu kỹ thuật, biết cải tạo ao, xử lý vôi, bón lót phân chuồng hoai để gây màu nước, biết chọn giống tốt, thả cá đúng mùa vụ, đúng mật độ, cơ cấu đàn cá hợp lý, việc chăm sóc, quản lý ao và phòng bệnh chu đáo. Vì vậy cá mau lớn, ít bệnh, rút ngắn được thời gian nuôi, tỷ lệ sống cao, năng suất đã đạt 3 tấn/ha.
Ngoài ra, bà con đã biết cách ương nuôi cá giống để chủ động nguồn giống tốt tại chỗ, biết chế biến thức ăn cho cá từ sản phẩm phụ của nông nghiệp, cách nuôi giun quế..., Do nắm vững được kỹ thuật, bà con đã đa dạng được hình thức, đối tượng nuôi như ếch, lươn, ba ba, cá diêu hồng, cá lóc...
Ngoài việc tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình trình diễn, các cán bộ khuyến nông còn đóng vai trò như cán bộ tuyên giáo, cán bộ văn hóa, kết hợp đưa những thông tin liên quan, các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Cán bộ khuyến nông còn giúp bà con làm công tác dịch vụ tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, tiếp cận các thiết bị vật tư tốt, giúp bà con nắm bắt được nhiều thông tin thiết thực, là một cầu nối kịp thời giữa các tổ chức, các vùng, miền.
Đồng thời tổ chức các cuộc thăm quan học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt các tâm tư nguyện vọng, những khó khăn thắc mắc của bà con để tham mưu cho cá cấp lãnh đạo, từ đó có biên pháp giải quyết kịp thời hợp lý.
Việc làm của công tác khuyến nông đã giúp cho bà con phần nào khó khăn trong nuôi trồng thủy sản, cuộc sống dần dần được cải thiện, có thêm việc làm, tăng thu nhập, sản xuất ra nhiều sản phẩm thủy sản để chủ động nguồn thức ăn tại chỗ cho gia đình, sản lượng ngày một tăng, không ngừng mở rộng diện tích nuôi, biết tận dụng tối đa diện tích mặt nước để đưa vào sản xuất ngày càng ổn định, bền vững.
Bà con nuôi cá miền núi đã biết cách bảo vệ môi trường, hạn chế dùng hóa chất và các thiết bị để khai thác triệt để các loại cá nhỏ ngoài tự nhiên, tin tưởng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh, hiệu quả đồng thời có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng. Đặc biệt bà con ngày yêu thích và phát triển mạnh nghề nuôi cá ở địa phương mình.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ biết cách chăm sóc tiêu theo hướng bền vững mà anh đã giữ được vườn tiêu xanh tốt trong nhiều năm nay. Việc trồng tiêu với nhiều bà con thì là một sự may rủi nhưng với anh thì hoàn toàn chủ động trước dịch bệnh lan tràn trên cây tiêu.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đồng ý cho Sở NN&PTNT sử dụng hóa chất Chlorine đang dự trữ để thực hiện cơ chế hỗ trợ hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013.
Tỉnh Ninh Bình đang ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống khoai sọ bản địa nhằm chủ động nguồn giống sạch bệnh đáp ứng nhu cầu sản xuất. Khoai được trồng thí điểm tại Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Quang, huyện Nho Quan.
Để từng bước nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, thạc sĩ Trần Văn Hận, Chủ nhiệm Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang triển khai thực nghiệm thành công đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận” tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Để góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tỉnh Long An đã quy hoạch các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản theo hướng toàn diện. Các vùng chuyên canh nuôi thủy sản gồm: Tôm nước lợ (vùng hạ của tỉnh) và vùng cá nước ngọt (tập trung vùng Đồng Tháp Mười).