Không phải cứ thấy khó khăn là thả

Cả năm sinh hoạt ảo
Ông Nguyễn Tiến Dũng nguyên là Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.Đà Nẵng, nghỉ hưu về tham gia làm Bí thư chi bộ khối phố Xuân Hòa A1 từ năm 2008 đến nay.
Về đơn đề nghị giải tán chi hội ND khối phố, ông Dũng nói: “Chi hội tồn tại hình thức, không kết nạp được hội viên nào vì đây là khu dân cư đô thị, không còn ai làm nghề nông”.
Phó Chủ tịch Hội ND phường Thanh Khê Đông (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) chủ trì triển khai công tác hội tháng 10.2015, trong đó có hoạt động kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội NDVN.
Chi hội ND nơi ông Dũng sống có 11 hội viên, trong đó có 4 tổ trưởng dân phố, 1 đảng viên hưu trí; 1 dân phòng, còn lại là người dân.
Ông phàn nàn nhiều chuyện tồn tại hình thức, đối phó của Chi hội ND tổ dân phố Xuân Hòa A1.
Được biết, do Chi hội ND sinh hoạt hình thức nên nhiều năm liền bị Hội ND cấp trên xếp loại trung bình dẫn tới chi bộ bị ảnh hưởng lây, 3 năm liên tiếp không đạt trong sạch vững mạnh.
Ông Dũng bị cấp ủy kiểm điểm không làm tròn trách nhiệm lãnh đạo Hội ND.
Cấp ủy khối phố đã ra nghị quyết yêu cầu Bí thư chi bộ có văn bản đề nghị Đảng ủy phường giải thể chi hội ND.
Ông Dũng tuân theo, làm đơn gửi Đảng ủy phường.
Phường không đồng ý, yêu cầu ông củng cố lại chi hội.
Ông Dũng “củng cố” bằng cách đưa ra khỏi chi hội 5 người (4 tổ trưởng dân phố và 1 đảng viên).
“Đảng ủy cấp trên yêu cầu củng cố lại chi hội nhưng làm thế nào thì không thấy chỉ đạo.
Theo tôi, ở khu dân cư đô thị không nhất thiết phải có chi hội ND” –ông Dũng nêu quan điểm.
Ở đô thị, Hội vẫn hoạt động tốt
Quan điểm của ông Dũng không phải là không có người đồng tình.
Chẳng hạn như ông Lương Hoàng Sa - Bí thư chi bộ khối phố Thanh Minh 1, phường Thanh Khê Đông.
Chi hội ND ở khối phố này có 18 hội viên, trong đó 16 người là đảng viên.
“Hàng tháng, sinh hoạt chi bộ cũng là sinh hoạt chi hội.
Chi hội giống như chi bộ 2, không có hoạt động đặc trưng nào cả” – ông Sa băn khoăn.
Tuy nhiên, ý kiến của ông Dũng, ông Sa chỉ là thiểu số.
Hầu hết Bí thư chi bộ các khối phố đều không tán thành giải thể chi hội ND.
Phường Thanh Khê Đông có 13 chi hội ND.
Đa phần các chi hội ND đều hoạt động tốt.
Điển hình chi hội ND khối phố Xuân Hà A2 (chi hội Xuân Hà 1 và Xuân Hà 2 vốn được tách ra từ một chi hội) hoạt động rất tốt.
Chi hội có 13 hội viên, tất cả đều làm nghề dịch vụ như xe thồ, xích lô, buôn bán nhỏ, xây dựng, sửa xe máy...
Dù không ai trồng trọt, chăn nuôi gì nhưng vẫn tham gia sinh hoạt hội đều đặn.
Chủ tịch hội ở đây rất tích cực tìm đất trống cho hội viên trồng nấm, cây cảnh, thành lập đề án, đứng ra tín chấp cho hội viên vay vốn sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Ý Nhi – Bí thư Đảng ủy phường Thanh Khê Đông bày tỏ quan điểm: “Dù Điều lệ Hội cho phép giải thể nhưng Đảng ủy phường không đồng ý cho giải thể bất cứ chi hội ND nào trên địa bàn.
Một vài chi bộ và chi hội kêu khó là do chưa tìm ra phương hướng hoạt động phù hợp.
Quan trọng ở đây vẫn là cán bộ.
Cá nhân tôi chịu trách nhiệm trước Đảng ủy cấp trên sẽ đích thân làm việc với từng Bí thư chi bộ, từng chi hội để tìm giải pháp củng cố các chi hội ND”.
Theo ông Nguyễn Kim Dũng - Phó Chủ tịch Hội ND TP.Đà Nẵng, thành phố hiện có nhiều phường trung tâm nhưng tổ chức hội ND vẫn hoạt động tốt.
Phó Bí thư Quận ủy Hải Châu Kiều Văn Toàn còn đặt vấn đề với Hội ND TP.Đà Nẵng xúc tiến thành lập các cơ sở Hội ở những địa bàn phường do lịch sử để lại mà hiện nay chưa có Hội ND...
Ông Nguyễn Đăn Hoàng-Phó Bí thư Thường trực Quận ủy quận Thanh Khê cho rằng: “Quận Hội, Đảng ủy phường cần tập trung chỉ đạo Hội ND phường rà soát, thành lập đề án củng cố lại hoạt động của tất cả chi hội trên địa bàn, có thể thành lập các chi hội nghề nghiệp”.
Có thể bạn quan tâm

Trồng khảo nghiệm 10 năm trước, đến nay cây đậu tương đã được trồng đại trà trên đất dốc ở Tủa Chùa, mở ra hướng đi mới cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc vùng cao.

Theo quy hoạch của Chính phủ thì Lào Cai được xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu sắn có quy mô khoảng 6.000 đến 6.500 ha, dù chưa có quy hoạch sản xuất của tỉnh nhưng năm 2010 trên địa bàn có đến 7.785 ha sắn, năm 2011 tăng lên 9.663 ha, đến cuối năm 2012 diện tích sắn ổn định ở mức 9.305 ha sắn và trong năm 2013 con số này được đánh giá là tương đương năm trước.

Mấy ngày qua, nông dân nuôi cá điêu hồng lồng bè trên sông Tiền đang trúng mùa cá vì giá cá liên tục tăng mạnh trong tuần đầu của năm 2013. Hiện nay, cá điêu hồng được các thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

Là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên, diện tích đất sản xuất lúa nước của Na Ưchỉ có 67ha; trình độ thâm canh, áp dụng KHKT vào sản xuất của người dân còn hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây lúa, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

Huyện Kbang (Gia Lai) có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.