Không Nên Mở Rộng Diện Tích Thanh Long
Ngày 15/3, tại Hội nghị sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo đồng bằng Sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đề cập 2 vấn đề: Tạm trữ 1 triệu tấn gạo và gấp rút giảm diện tích lúa năng suất thấp, trồng các loại cây khác có thị trường. Với người Bình Thuận, những người từ lâu mang suy nghĩ: Chỉ cần vài lần trúng thanh long, cơ hội đổi đời sẽ tới, thì tin trên là tin vui vì họ có thể mở rộng diện tích, làm giàu từ giống cây có tên “rồng xanh” này.
Nó góp phần lý giải vì sao từ đầu năm 2013, khi tỉnh thực hiện Nghị định 42/2012/ND-CP về bảo vệ đất lúa, người dân các nơi vẫn lén chuyển đất lúa sang thanh long. Song trong tình hình hiện nay, khi mà 35 tỉnh, thành trong nước trồng thanh long và ở Trung Quốc, chỉ riêng diện tích thanh long của Quảng Đông và Quảng Tây thôi đã khoảng 20.000 ha, tương đương với diện tích thanh long Bình Thuận thì chuyện mở rộng diện tích thanh long là đáng quan ngại.
Thế nhưng, do tâm lý và do nhiều người đang tự “ru ngủ” mình: “Thanh long các nước không bằng thanh long Việt Nam và trong thanh long Việt Nam, không đâu bằng thanh long Bình Thuận”, nên có thể họ sẽ không ngại ngần gì trong chuyện mở rộng diện tích.
Thực tế, các nước châu Á đã đạt được nhiều thành tựu trong kỹ thuật thâm canh thanh long. Bằng chứng, mới đây cán bộ của Viện Cây ăn quả miền Nam khi sang Đài Loan làm việc, đã bất ngờ trước cảnh cây thanh long của xứ sở này ra hoa, cho trái ngay trong mùa lạnh.
Các chuyên gia khẳng định: Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ biết kỹ thuật trên. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thanh long chính của Bình Thuận, nhưng thị trường này đang có nguy cơ dội hàng hoặc lượng tiêu thụ sẽ thấp lại trong một số năm tới vì nước này đang phát triển mạnh thanh long. Lúc này, nông dân Bình Thuận cần tỉnh táo, chớ thấy cho giảm diện tích đất lúa mà trồng thanh long một cách ồ ạt.
Có thể bạn quan tâm
HTX Nông nghiệp An Phú, Đức Trọng đang xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau xanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước, nhằm hướng đến ổn định khoản lãi từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm.
Tân Sơn là huyện có diện tích đất rừng khá lớn, trong tổng số hơn 68 nghìn ha đất tự nhiên thì có tới ¾ là đất rừng. Vì vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện đặc biệt quan tâm.
UBND tỉnh vừa quyết định thanh lý hơn 27,6ha rừng trồng bị thiệt hại do bão số 11 năm 2013 gây ra tại lô a, khoảnh 8 và 9, tiểu khu 597, xã Tam Sơn; lô a, b, c, d, e, f, g, h, i, khoảnh 2, tiểu khu 608, xã Tam Trà thuộc khu vực Núi Huỳnh (huyện Núi Thành) nằm trong lâm phận của Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh. Khu vực nêu trên trồng keo tai tượng vào năm 2008.
Dù đang sắp bước vào mùa mưa nhưng hầu hết các giếng khoan, giếng đóng của các hộ dân ở xã Bình Hải (Bình Sơn) đều khô khốc, nhất là ở hai thôn Thanh Thủy và Phước Thiện. Hàng chục hécta hành đang ngóng nước về để “duy trì sự sống”. Nhiều hộ dân phải mua nước về tưới cho hành với kinh phí không nhỏ.
Những ngày gần đây, ngư dân tỉnh Khánh Hòa được mùa cá nục, trong khi giá loại cá này vẫn ở mức cao đã giúp nhiều chủ tàu thu lãi hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến đi biển.