Không Gieo Mạ Khi Thời Tiết Dưới 13 Độ C
Trước diễn biến thời tiết rét đậm đột ngột, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khuyến cáo tới bà con nông dân làm tốt công tác phòng chống rét cho cây trồng.
Cục Trồng trọt đã chỉ đạo Sở NNPTNT các tỉnh phía Bắc tuyệt đối không để việc gieo mạ diễn ra vào những ngày nhiệt độ dưới 13 độ C. Đối với những diện tích mạ đã đủ tiêu chuẩn để cấy nhưng do điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại phải giữ mạ lại chờ khi nào nhiệt độ ấm (trên 15 độ C) mới đưa ra cấy.
Ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, Cục đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp hãm mạ hoặc hãm mộng đã ngâm ủ. Đồng thời, tập trung cao độ cho việc gieo cấy lúa đông xuân, hoàn thành gieo cấy trong tháng 2.
Khi thời tiết ấm lên, cần chuẩn bị ruộng thật nhanh để cấy hoặc gieo sạ, gieo thẳng, tránh tình trạng "mạ chờ ruộng" dẫn đến mạ sân, mạ nền đất cứng bị chết chòm hoặc phát triển kém do thiếu dinh dưỡng, nhiễm nấm bệnh.
Đối với diện tích lúa đã cấy và diện tích gieo thẳng, bón bổ sung lân supe nếu nền nhiệt dưới 20 độ C kéo dài, kết hợp phun bổ sung các loại phân qua lá, chất hỗ trợ sinh trưởng... Khi trời ấm cần tranh thủ tỉa dặm kịp thời để đảm bảo đủ mật độ và bón thúc sớm bằng các loại phân hỗn hợp, phức hợp NPK hàm lượng cao, chuyên thúc để lúa bén rễ, hồi xanh, đẻ nhánh thuận lợi.
Có thể bạn quan tâm
Đất ruộng bị san ủi, nông dân mất kế sinh nhai còn chủ đầu tư bỏ hoang năm này qua năm khác. Vậy mà những thửa ruộng còn lại tiếp tục bị đưa vào tầm ngắm. Người dân buộc phải đấu tranh.
Ở đâu người trồng rau lo khâu tiêu thụ, còn với người trồng rau Văn Đức thì không sợ rau "bị ế." Hiện nay, Hợp tác xã có hơn 20 đầu mối tiêu thụ rau ổn định với số lượng lớn ở nhiều tỉnh, thành phố nên bà con trồng rau ở địa phương rất yên tâm sản xuất.
Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thường thải ra lượng lớn chất thải. Nếu không được xử lý triệt để, chất thải xả ra môi trường sẽ ảnh hướng đến sức khỏe con người cũng như các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, đồng thời còn là một trong những yếu tô gây ra các dịch bệnh phổ biến hiện nay. Đề giải quyết vấn đề này, nhiều cơ sở chăn nuôi hiện nay đã áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái và thu được nhiều kết quả tích cực. Áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi
Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.
Mấy năm trở lại đây, do tốc độ đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông ngày càng giảm dần nên nhiều hội viên nông dân chuyển sang mô hình trồng hoa lan, đem lại thu nhập cao.