Khoai sáp mất mùa kép
Dịp này năm ngoái, người dân xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) tất bật thu hoạch khoai sáp, khoai chất đầy hai bên đường, xe tải tấp nập ra vào thu mua, các hộ trồng khoai đều có lãi ít nhất 10 triệu đồng/vụ, có hộ thu trăm triệu đồng.
Còn vụ khoai năm nay, dọc hai bên đường là những cánh đồng khoai sáp đến kỳ thu hoạch nhưng bị bỏ chết khô. Bởi, giá khoai sáp xuống quá thấp, vốn đã lỗ nếu thu hoạch thì thua lỗ thêm phần thuê nhân công.
Thấy chúng tôi hỏi giá khoai, chị Phạm Thị Ngọc Tâm (thôn Lập Định, xã Cam Hòa) đột nhiên phấn khởi, vì tưởng là thương lái đến mua, khi biết thì chị buồn bã: "Năm nay nhà tôi trồng 6 sào khoai sáp, 3 sào đã chết khô do thiếu nước tưới, còn lại 3 sào thu hoạch xong bán được 6.000đ/kg, thấp hơn một nửa so với năm ngoái. Tính cả tiền công, phân bón và giống vụ này gia đình tôi lỗ trên 10 triệu đồng".
Trường hợp chị Tâm so với nhiều hộ khác trong xã thuộc diện may mắn vì được thương lái đặt hàng từ trước, chứ nhiều hộ trong thôn đành để khoai chết khô ở ruộng do chẳng ai hỏi mua, mà có thu hoạch thì tiền bán cũng chẳng đủ bù tiền nhân công.
Ruộng khoai bỏ hoang không ai thu hoạch
"Mặc dù những vụ trước lãnh đạo địa phương đã nhiều lần khuyến cáo bà con hạn chế mở rộng diện tích khoai sáp, nhưng bà con không nghe. Họ tự ý chuyển đổi ồ ạt từ trồng lúa sang trồng khoai do thấy lãi cao", ông Ta khẳng định. |
Vừa vác bao khoai, anh Ngô Văn Nga vừa than: “Vụ này nhà tôi đầu tư trồng 5 sào khoai sáp, do hạn hán thiếu nước tưới nên khoai mất mùa, những ruộng không chết thì củ cũng rất nhỏ.
Nửa tháng trước, thương lái hỏi mua chỉ 2.000đ/kg, tôi thu hoạch một ít đem bán thấy không đủ tiền công mình làm thuê việc khác nên đành bỏ. Trong thôn ai cần cứ ra ruộng đào về dùng. Vụ này tính ra nhà tôi thua lỗ hơn 30 triệu đồng tiền đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV…”.
Ông Nguyễn Ta, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cam Lâm cho biết: Xã Cam Hòa hiện có hơn 100 hộ trồng khoai sáp với tổng diện tích khoảng 80 ha, vài năm gần đây đều có lãi. Vụ này người trồng khoai mất mùa kép, chủ yếu do 2 nguyên nhân là thời tiết khô hạn, toàn vùng thiếu nước tưới và thương lái không thu mua.
Thực tế nhiều năm cho thấy, đất đai thổ nhưỡng ở xã Cam Hòa rất hợp khoai sáp. Dù thời tiết khô hạn năng suất vụ này vẫn đạt khoảng 1,5 tấn/sào (các vụ trước đạt 2 tấn/sào trở lên), nếu giá bán vẫn như mọi năm thì người dân không đến nỗi thua lỗ nặng.
Related news
Trong đó Thái Bình nhiễm trên 81.500 ha (mật độ sâu phổ biến từ 200 – 300 con/m2), Nam Định 76.500 ha (mật độ 50 – 100 con/m2), Hải Phòng 36.000 ha (mật độ 80 – 100 con/m2)…
Chúng tôi lên Tiên Lý, một trong 6 thôn trồng nhiều hương bài nhất của xã Yên Định khi bà con vừa kết thúc vụ thu hoạch, đang làm đất để trồng lại cho vụ sau. Nhiều vườn cây vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên, hồng Đoàn Kết, hồng Lục Ngạn, đồi bạch đàn, keo lai, trám quả v.v… mặc dù dốc đến trên 20o nhưng nhờ có cây hương bài trồng xen mà đất được giữ ẩm, cản nước xói mòn tốt nên vẫn lên xanh tốt, đang ra hoa trắng xóa hứa hẹn một mùa quả bội thu.
Có một giải pháp đang được nhiều nông dân ở Thoại Sơn, An Giang áp dụng khá hiệu quả, đó là sử dụng phân bón lá Super Humate Sen Vàng (sản phẩm của Cty TNHH An Hưng Tường).
Sau những thành công bước đầu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đưa vào nuôi thử nghiệm Ngao hoa và Vẹm xanh – hai loài nhuyễn thể tự nhiên có giá trị kinh tế cao, khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tốt hơn.
Sau nhiều năm nuôi gà và lợn không thành công, ông Ngô Đình Sáu (thôn Cẩm Phú 1, xã Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam) chuyển sang nuôi bồ câu lồng.