Khẩu Phần Thức Ăn Hàng Ngày Cho Bò Sữa
Bò sữa có khối lượng lớn, cho sữa nhiều thì nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn so với bò sữa có khối lượng nhỏ, cho sữa ít hoặc không cho sữa. Khẩu phần thức ăn (KPTA) hợp lý và khoa học mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bò sữa là khẩu phần thức ăn đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Duy trì sự sống bình thường: Cứ 100 kg thể trọng cần 1 đơn vị thức ăn (ĐVTĂ). Mỗi loại nguyên liệu thức ăn đều có giá trị dinh dưỡng khác nhau, qui ra ĐVTĂ khác nhau. Ví dụ: 1 kg cám loại 1 là 1 đơn vị, 1 kg cỏ voi tươi là 0,13 đơn vị... Nhu cầu dinh dưỡng của bò rất phong phú và đa dạng bao gồm các chất bột đường, đạm, khoáng, sinh tố. Ngoài ra, mỗi loại nguyên liệu đều có độ cồng kềnh, thể tích to nhỏ, tính ngon miệng khác nhau... cho nên cần phối hợp nhiều loại nguyên liệu thức ăn khác nhau để cân đối đầy đủ giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn cho bò.
+ Sinh trưởng, phát triển và mang thai: Cần 0,5 ĐVTĂ.
+ Sản xuất (sản xuất sữa): Để sản xuất 1 lít sữa cần 0,5 ĐVTĂ từ lít sữa thứ 6 trở đi, mỗi lít sữa tăng lên cần bổ sung 0,5 kg TĂHH.
Trong mỗi ĐVTĂ cần 60 gr protein thô, trong toàn bộ KPTĂ hàng ngày cần 50-60 gr can xi. 30-40 gr phốt pho, 10-20 gr muối. Nên để sẵn hỗn hợp khoáng có tỷ lệ Ca/p= 2/1, như đá liếm cho bò ăn tự do. Trong tổng số ĐVTĂ hàng ngày nên cân đối 40-50% TĂHH (khoảng 1 - 1,5% trọng lượng cơ thể) và 50- 60% thức ăn thô xanh khác. (khoảng 10% trọng lượng cơ thể).
Lượng cám hỗn hợp cho bò sữa trong một ngày đêm phụ thuộc vào sản lượng sữa và chất lượng cỏ xanh, các loại thức ăn thô và phụ phế phẩm khác trong khẩu phần.
Khi có đủ cỏ xanh chất lượng tốt thì lượng thức ăn tinh hỗn hợp cho mỗi bò sữa là: 0,5 kg cho 1 lít sữa, tính từ lít sữa thứ 6 trở đi. Ví dụ: Bò cho 15 lít sữa/ngày cần: (15-5) x 0,5 kg = 5 kg cám hỗn hợp.
Khi không có đủ cỏ xanh, hoặc cỏ xanh chất lượng kém thì lượng thức ăn tinh hỗn hợp cho mỗi bò sữa phải cao hơn (có thể tính bình quân 0,4 kg cám hỗn hợp cho 1 lít sữa được sản xuất ra). Ví dụ: Bò cho 15 lít sữa/ngày cần: 15 x 0,4 kg = 6 kg cám hỗn hợp.
Thức ăn nên chia làm nhiều lần/ngày cho bò ăn, tối thiểu cũng phải 2-3 lần/ngày.
Nếu KPTĂ tinh quá cao thì chi phí thức ăn cao, sản lượng sữa có thể có tăng nhưng chất lượng sữa giảm (sữa bị chua, tỷ lệ bơ trong sữa thấp dưới 3%). Bò dễ bị rối loạn tiêu hóa, bệnh axít dạ cỏ làm giảm khả năng tiêu hoá chất xơ. Nguy hiểm hơn axít vào máu gây nên nhiều bệnh sản khoa, sinh đẻ khó khăn, bại liệt trước và sau khi sinh, yếu chân, hư móng, sứt móng... Nếu KPTĂ thô xanh quá cao thì không bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng...
Một khẩu phần ăn chỉ đảm bảo tiêu chuẩn ăn (cân đối dinh dưỡng) chưa đủ. Cần phải quan tâm đến tính ngon miệng, khả năng bò sữa ăn hết khẩu phần, dạng vật lý (thể tích, kích cỡ thức ăn) của khẩu phần, tỷ lệ thức ăn tinh thô, giá nguyên liệu của khẩu phần... Khẩu phần thức ăn hợp lí và khoa học là khẩu phần thoả mãn các yêu cầu trên.
Cho bò sữa ăn khẩu phần thức ăn hợp lí và khoa học sẽ phát huy được phẩm chất giống, tăng năng suất và chất lượng sữa, giảm bệnh tật, khai thác sữa lâu dài, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Để đạt được điều đó người chăn nuôi phải biết những nhu cầu dinh dưỡng cơ bản, nguyên tắc xây dựng khẩu phần, chế độ dinh dưỡng, những kinh nghiệm sử dụng nguyên liệu thức ăn.
Có thể bạn quan tâm
Mùa nắng nóng thường ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng.
Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm tinh dịch bò đực H’Mông, đánh giá hoạt lực tinh đông viên sau đông lạnh, giải đông qua một số tháng bảo tồn
Trong 25 năm qua, nhúng nuốm vú trong hoặc phun nó bằng dung dịch diệt khuẩn ngay sau mỗi lần vắt sữa là một cách hiệu quả để giảm tỷ lệ nhiễm vú mới ở bò sữa,
Phần lớn các nhà chăn nuôi bò sữa đều cho rằng việc nuôi bò hậu bị đòi hỏi một khoản chi phí lớn mà không thu được bất kỳ lợi nhuận nào cho đến khi nó đẻ
“Hội chứng Chướng bụng cấp” (Acute Bloat Syndrome) là một rối loạn phổ biến ở loài động vật nhai lại, chẳng hạn như ở bò. Triệu chứng này ở bê con rất khác với