Khảo Sát Tình Hình Khai Thác Đàn Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống

Để việc triển khai quy chế quản lý cá tra bố mẹ hiệu quả, Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Đại, Châu Thành (Bến Tre) tiến hành khảo sát tình hình khai thác đàn cá tra bố mẹ chọn giống tại các cơ sở sản xuất giống.
Đoàn đã tiến hành kiểm tra 4 cơ sở sản xuất giống cá tra từ nguồn cá tra bố mẹ chọn lọc nhận từ Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Qua khảo sát bước đầu đánh giá, trọng lượng trung bình hiện tại đạt từ 4,0 - 4,2 kg/con và 100% cá bố mẹ có thể tham gia sinh sản (mới đưa vào tham gia sinh sản 860 con). Tỷ lệ thành thục của đàn cá tra bố mẹ chọn giống cao hơn đàn cá tra truyền thống từ 12 - 16%. Cá tra bố mẹ chọn giống đẻ lớn hơn trứng cá tra bình thường, noãn hoàn lớn nên cá bột và cá hương có tốc độ sinh trưởng khá nhanh. 100% đàn cá tra bố mẹ chọn giống được kiểm dịch khi nhận về cơ sở. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản cũng đã triển khai Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống đến các cơ sở có nhận cá tra chọn giống từ Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II để các cơ sở sản xuất thực hiện.
Để công tác quản lý giống thủy sản đạt hiệu quả cao hơn, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bến Tre đề xuất Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành Quy chuẩn Việt Nam các đối tượng nuôi để có cơ sở thực hiện. Điều chỉnh quy trình công nghệ sản xuất cá tra giống phù hợp với thực tế như: cá tra bố mẹ hậu bị đạt yêu cầu phải có mức tăng trưởng tối thiểu 1,5% kg/năm (nên tăng trung bình 1,0 - 1,2 kg/con). Trọng lượng từ 5 - 12kg/con là chưa phù hợp (tốt nhất từ 4.0 - 10 kg/con). Tiếp tục chương trình chọn giống các đối tượng nuôi chủ lực, đặc biệt là cá tra để cung cấp cho các địa phương thay thế dần đàn cá tra bố mẹ truyền thống.
Có thể bạn quan tâm

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới, là chìa khóa giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu và thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Dù vậy, hiện tại người trồng thanh long lại lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng và để dưỡng sức cho cây nên khi mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ. Cung thiếu, cầu tăng đã đẩy giá thanh long lên.

Ngày 10/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng đại diện Vụ Kế hoạch, Cục Trồng trọt, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN làm việc với tỉnh Tây Ninh để kiểm tra tình hình phát triển cây cao su cũng như tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh này.

Với giá giống ba ba 1 tuần tuổi bình quân 150.000đ/con; ba ba sinh sản 600 - 700.000đ/kg; ba ba thương phẩm từ 300.000 - 350.000đ/kg, nhiều hộ có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm, cá biệt có gần chục hộ thu nhập bình quân 1 tỷ đồng/năm.

Ở ĐBSCL có 3 vụ lúa chính ĐX, HT và TĐ. Còn lại vụ lúa mùa ở địa phương vùng ven biển diện tích và sản lượng không đáng kể. Đến cuối tháng 9, lúa TĐ thu hoạch xong, các vụ lúa chính trong năm kết thúc và phải chờ đến 3 tháng sau vụ lúa ĐX mới thu hoạch. Trong khoảng thời gian này lượng lúa trong vùng không còn nhiều nên thường gọi là mùa giáp hạt và lúa gạo bán ra rất ít khi giảm giá.