Khánh thành nhà máy chế biến 2.000 tấn lúa giống/năm
Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp ở Đồng Tháp được triển khai hơn 3 năm qua, trong đó chủ trương xây dựng cánh đồng liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ đầu vào đến đầu ra cho nông dân đã khẳng định hiệu quả.
Ngày 26/2, Cty CP Giống cây trồng Đồng Tháp (Doseco) khánh thành nhà máy Tân Phú, huyện Thanh Bình với công suất cung ứng lúa giống 2.000 tấn/năm, góp phần cung ứng khâu giống cho nông dân.
Đồng Tháp có diện tích đất lúa trên 200.000ha. Nếu tính chung 3 vụ lúa trong năm diện tích SX lên tới 500.000ha, cả tỉnh cần khoảng 60.000 tấn giống lúa các loại mỗi năm. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, có khoảng 50% đất SX lúa nông dân sử dụng giống xác nhận, ước khoảng 30.000 tấn/năm. Trong đó, các DN, cơ sở SX trong và ngoài tỉnh cung ứng trên 20.000 tấn, còn lại khoảng 10.000 tấn giống lúa do các nông hộ, câu lạc bộ, HTX SX phân phối trong nội bộ nông dân trong vùng.
Đối với các DN, ngoài việc tự SX và cung ứng giống lúa ra thị trường, trong những năm gần đây đa số DN đã áp dụng mô hình liên kết SX giống với nông hộ, câu lạc bộ, HTX SX giống lúa. Việc thực hiện chuỗi liên kết khép kín từ cung ứng đầu vào đến bao tiêu đầu ra sản phẩm lúa nguyên liệu giống đã đem lại nhiều lợi ích cho nông dân.
Đây là một mô hình mang tính đột phá nhằm nâng cao mức sống của người dân khi tham gia vào cánh đồng lớn. Từ năm 2014-2015 Cty CP Giống cây trồng Đồng Tháp đã thành công trực tiếp tham gia đầu tư giống lúa liên kết với các HTX, tổ hợp tác trong tỉnh và các tỉnh lân cận với diện tích hàng ngàn ha.
"Các địa phương và ngành nông nghiệp cần quan tâm hơn nữa công tác quản lý chất lượng giống bằng việc thường xuyên kiểm tra tại gốc các cơ sở SX giống không đủ điều kiện. Cần chấm dứt việc hoạt động nếu không có khả năng thay đổi theo quy định của Nhà nước về kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chế biến giống lúa", ông Hồng kiến nghị.
Đặc biệt từ năm 2015 - 2016, Cty đã tham gia chuỗi liên kết khép kín SX lúa hàng hóa xuất khẩu của tỉnh cùng với Cty Lương thực Đồng Tháp, Cty TNHH MTV Phạm Hoàng, Cty CP Đầu tư Hợp Trí TP.HCM, bước đầu đã đem lại niềm tin và thành quả khả quan cho nông dân trong việc xuất khẩu lương thực.
Ông Nguyễn Văn Hồng, GĐ Cty CP Giống cây trồng Đồng Tháp chia sẻ, ý thức và trách nhiệm của DN là cung ứng giống lúa đạt chất lượng cao cho nông dân SX lúa hàng hóa mang lại hiệu quả cao đã chứng minh cụ thể trong nhiều năm qua. Đồng thời, thông qua việc thực hiện chính sách của Nhà nước như Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong Nông nghiệp; Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn…
“Cty đã lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cung ứng giống lúa Tân Phú từ giữa năm 2015 với công suất thiết kế 2.000 tấn/năm tập trung chế biến hơn 10 chủng loại giống cấp xác nhận và nguyên chủng như: VD20, Jasmine 85, OM 6976, OM 4900, IR 50404, OM 6162... Cty đã được sự đồng tình hỗ trợ về thủ tục pháp lý thực hiện dự án của UBND huyện Thanh Bình, các ngành huyện có liên quan và UBND xã Tân Phú. Đặc biệt là sự hỗ trợ của Ngân hàng NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp về vay vốn trung hạn 80% trên tổng mức đầu tư của công trình” ông Hồng nói.
Có thể nói khoảng thời gian gần 6 tháng vừa lập dự án, xin cấp phép xây dựng, một khoảng thời gian rất nhanh chóng, biểu hiện sự quyết tâm của Cty trong việc SX, chế biến giống lúa kịp thời tăng sản lượng giống lúa cung ứng cho nông dân vào đầu năm 2016. Đồng thời, sự hỗ trợ đắc lực của chính quyền các ban ngành, địa phương, các sở, ngành trong tỉnh đã tạo động lực cho Cty phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong những năm tiếp theo.
Ông Hồng cho biết thêm, để thực hiện cơ cấu lại ngành giống lúa đi vào chiều sâu, cần thông qua các giải pháp về quy hoạch vùng SX giống, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, xây dựng chuỗi đầu tư SX giống lúa khép kín từ đầu vào đến bao tiêu sản phẩm, triển khai mạnh mẽ các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước để phát triển ngành giống.
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, giá heo hơi đã tuột giảm xuống ở mức thấp khiến người chăn nuôi heo rất khó kiếm lời từ loại vật nuôi này. Trước tình hình đầu ra sản phẩm bấp bênh, nhiều người dân đang tỏ ra thận trọng trong việc tái đàn phát triển chăn nuôi heo, nhất là chăn nuôi theo kiểu nhỏ lẻ.
Sau 3 năm tham gia chương trình hợp tác công tư (PPP) “Khuyến nông gắn với vườn mẫu”, việc sản xuất cà phê tại Đăk Nông đã có những chuyển biến rất tích cực. Không chỉ năng suất tăng lên khi tham gia vào chương trình này, nông dân còn tiết kiệm được chi phí, góp phần bảo vệ môi trường.
Sau Tết Nguyên đán, nhiều nông dân chuyên sản xuất, tạo hình nông sản “độc - lạ” ở đồng bằng sông Cửu Long không ngừng tìm tòi, học hỏi để cải tiến sản phẩm. Kế hoạch thời gian tới, họ sẽ phối hợp, đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài giới thiệu.