Khánh Hòa Triển Khai Các Biện Pháp Cấp Bách Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản giao các sở ngành, địa phương triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh trên tôm theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo đó, các đơn vị chức năng cần tổ chức phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo kế hoạch phê duyệt, chú ý tới việc tổ chức hệ thống chuyên môn nghiệp vụ đến cơ sở để phát hiện sớm, xác định nhanh, chính xác dịch bệnh và tổ chức chống dịch có hiệu quả; thực hiện kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh và chất lượng các sản phẩm con giống, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hướng dẫn người nuôi không lạm dụng các loại thuốc thú y, hóa chất trong phòng bệnh, chỉ sử dụng thuốc thú y, hóa chất có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, của cơ quan chuyên môn để tránh tồn dư hóa chất trong sản phẩm thủy sản ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và xuất khẩu, đặc biệt chú ý loại thuốc thú y đã bị các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản cảnh báo như Oxytetracyline... Khi phát hiện ổ dịch, hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật xử lý ổ dịch.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lộc Mậu Triển - Chủ tịch HĐQT Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Chiềng Sung đã trở thành người bạn thân thiết của nhà nông Tây Bắc, là người có công đầu đưa Sơn La thành vựa ngô của cả miền Bắc.

Nhiều nhà vườn ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, thanh long ruột đỏ là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, dễ tiêu thụ, cho năng suất và giá trị kinh tế cao.

Những ngày tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạng khá dày. Ngư dân vùng biển Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong, Bình Thuận) thu nhập khấm khá từ bắt cá mú con.

Ngoài khu nuôi 15.000 con rắn mối rộng khoảng 100 m2 tại khóm 10, anh Thuyết còn có 5 trại rắn mối ở thị trấn Giá Rai (huyện Giá Rai, Bạc Liêu). Anh cho biết: Mấy năm về trước, trong một lần đi du lịch ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung, tình cờ được thưởng thức món rắn mối ở một nhà hàng sang trọng, tìm hiểu mới biết giá cả quá đắt nhưng nguồn cung thuộc loại khan hiếm nên anh tìm hiểu, học cách nuôi để áp dụng.

Theo thời vụ, khoảng tháng 6 hàng năm mới vào mùa thu hoạch chôm chôm. Thế nhưng, năm nay mới vào đầu tháng 5, nhiều nhà vườn ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đã tất bật thu hoạch chôm chôm và bán được giá cao.