Khánh Hòa: Lãi Cao Từ Nuôi Cua Xanh Kết Hợp Cá Măng

Mô hình nuôi cua xanh kết hợp với cá măng theo phương pháp cải tiến nuôi đìa vùng nước lợ đang mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Nguyễn Thụ ở phường Vĩnh Phước, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Ông Thụ cho hay, ban đầu ông nuôi tôm sú thịt và có một ít lợi nhuận, nhưng về sau tôm bị dịch bệnh làm ăn không có lãi nữa nên ông đã thay đổi đối tượng nuôi cho phù hợp. Sau khi nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, ông đã thả nuôi cua xanh và cá măng.
Theo ông Thụ, cua xanh sống tầng đáy, cá măng sống tầng nổi nên hai loại này không tranh giành nhau về thức ăn và môi trường sinh sống. Với diện tích 1,2ha thả nuôi 4.000 con cua và cá tại phường Ngọc Hiệp (TP.Nha Trang), sau khi trừ các khoản chi phí, ông thu về gần 300 triệu đồng/năm.
Theo kỹ thuật nuôi của ông, cua xanh và cá măng mỗi năm chỉ nuôi được một vụ. Sau khi ăn tết xong là thời điểm thích hợp để thả cua trước, đến khoảng 1 tháng sau mới thả cá măng.
Đối với loài cua, từ khi nuôi đến khi thu hoạch khoảng 6 tháng, mỗi con cua đực trọng lượng 0,6 – 0,8kg, giá bán 60.000 đồng/kg; mỗi con cua gạch sau khi nuôi 6 tháng nặng 0,5 – 0,6kg, giá bán 150.000 đồng/kg. Còn đối với cá măng nuôi trong thời gian 6–7 tháng sẽ cho xuất cao, cá đạt trọng lượng 0,6 – 0,8kg nếu mật độ nuôi 1m2/con và 1kg nếu mật độ nuôi 2m2/con.
Related news

Theo kết quả kiểm tra, phân tích của Tổng cục Thủy sản vừa gửi về thì tình trạng tôm nuôi bị chết hàng loạt tại tỉnh Phú Yên gần đây là do tồn dư các chất bảo vệ thực vật Cypermethrin, Deltamethrin trong môi trường nước.

Do tình hình tôm nuôi bị bệnh và chết hàng loạt, ngày 27/4/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Công văn số 1871/UBND-KTN chỉ đạo tạm ngưng nhập giống và thả giống tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh lây lan gây thiệt hại cho người nuôi. Chủ trương trên được các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống và nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri thực hiện tốt.

KTĐT - Bộ NN&PTNT cảnh báo, nếu giá thực phẩm tiếp tục xuống thấp, người chăn nuôi không tái đàn, dịp cuối năm khó tránh khỏi nguy cơ thiếu thực phẩm.

Vụ đông xuân năm 2010-2011, tỉnh Đăk Lăk đã gieo sạ gần 30.600 ha lúa nước, vượt 19% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết diện tích lúa đang phải hứng chịu “đại nạn” với những triệu trứng như rễ bị nghẹt, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, ít đẻ nhánh

Tình trạng tôm chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, ĐBSCL đang khiến nông dân điêu đứng, lâm vào cảnh nợ nần. Nhiều người đã phải bỏ nghề nuôi tôm, đi tìm việc khác để làm.