Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Khánh Hòa điểm sáng về mô hình chăn nuôi heo đạt hiệu quả kinh tế ở Cam Lâm

Khánh Hòa điểm sáng về mô hình chăn nuôi heo đạt hiệu quả kinh tế ở Cam Lâm
Tác giả: Minh Trúc
Ngày đăng: 05/07/2016

Với những hiệu quả kinh tế thu được, xã Cam Tân đang được đánh giá là điểm sáng về chăn nuôi heo của huyện Cam Lâm.

Trại heo nái với quy mô 70 con này là của vợ chồng bà Trần Thị Hoa ở thôn Phú Bình 1, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm. Với số heo này, trung bình mỗi năm, gia đình thu lãi khoảng 140 triệu đồng. Tuy nhiên, đây chưa phải là toàn bộ số heo mà gia đình có. Ngoài trại này, bà Hoa còn 1 trại heo thịt với quy mô hàng trăm con. Đặc biệt, giữa năm 2015, vợ chồng bà vừa đầu tư thêm 1 trang trại nuôi heo lạnh hơn 5 tỷ đồng. Với quy mô này, ít ai tin rằng trước đây gia đình bà cũng thuộc diện khó khăn, xuất phát điểm chỉ từ 1 – 2 con heo giống.

Bà Trần Thị Hoa cho biết gia đình bắt đầu nuôi 1-2 con heo để nuôi thịt, sau này khó khăn quá, chuyển sang nuôi nái. Ban đầu cũng lên được 10 con, rồi từ đó phát triển ra được mô hình 30 con, tiếp tới là 60, bây giờ đây là 70 nái, tính ra được 6 năm rồi, mới phát triển năm ngoái 200 con nái, mô hình trại lạnh.


Còn đây là trang trại heo của ông Nguyễn Tấn Sinh ở thôn Vinh Bình, xã Cam Tân. Sau 3 năm nuôi heo gia công cho doanh nghiệp, từ kinh nghiệm tích lũy được, gia đình ông mạnh dạn tự mua heo nuôi riêng. Ban đầu vốn ít nên chỉ nuôi vài con. Sau vài năm, phát triển dần dần thành trang trại. Đến nay, gia đình ông đã sở hữu một trang trại heo kết hợp trồng xoài có diện tích đất 20.000 m2. Chỉ tính riêng thu nhập từ chăn nuôi, trung bình mỗi năm ông lãi được hơn 500 triệu đồng. Đây chỉ là 2 trong số nhiều hộ nuôi heo đạt hiệu quả kinh tế ở xã Cam Tân.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, ông Nguyễn Kiên cho biết trang trại ở xã Cam Tân có 3 trường hợp nuôi rất lớn, còn quy mô nhỏ từ 10 – 20 con thì khoảng trên 50% số hộ. Hiện nay thì mô hình chăn nuôi heo rất phát triển. Trước đây dịch bệnh thường xảy ra, tình hình chung của cả nước, huyện; nhưng gần đây thì chăn nuôi lại phát triển do dịch bệnh được phòng ngừa kỹ, bà con nắm bắt được kỹ thuật; từ đó các trang trại lớn hướng dẫn kỹ thuật cho bà con hộ nghèo, cận nghèo kỹ thuật chăn nuôi làm bà con phát triển mạnh về chăn nuôi, kiếm thêm thu nhập.

Theo đánh giá, nguyên nhân khiến các hộ nuôi heo ở xã Cam Tân đạt được hiệu quả kinh tế cao chính là nhờ sự mạnh dạn đầu tư và áp dụng khoa khọc kỹ thuật trong chăn nuôi, nhất là chọn lọc giống heo và quy trình nuôi khép kín. Điều đặc biệt hơn ở xã Cam Tân là sau khi vươn lên làm giàu, các chủ trang trại lại tặng heo giống và hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Ước tính, đã có gần cả trăm hộ trong và ngoài xã được giúp đỡ. Nhờ vậy, khoảng 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi heo trên địa bàn xã ngày càng phát triển. Theo thống kê của hội nông dân xã, tổng số đàn heo nuôi hiện nay đã tăng lên hơn 8.000 con, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2015.


Có thể bạn quan tâm

Từ tay trắng sau ra tù thành triệu phú nhờ... nuôi thỏ Từ tay trắng sau ra tù thành triệu phú nhờ... nuôi thỏ

Với khu nuôi thỏ hơn 400m2, mỗi năm thu nhập vài trăm triệu đồng, ít ai biết anh Hoàng Bạch Dương, (sinh năm 1972, trú tại thôn Nghĩa Vũ, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) từng tay trắng khi phải trả giá sau song sắt nhà tù.

05/07/2016
Chỉ trồng 10 cây chủ lực, sao phải dùng 7.000 loại phân bón? Chỉ trồng 10 cây chủ lực, sao phải dùng 7.000 loại phân bón?

“Tại sao lại cần tới 7.000 loại phân bón khi Việt Nam chỉ có khoảng 10 loại cây trồng chủ lực? Theo tôi, chỉ cần khoảng 100 loại phân bón hoặc tối đa thì có khoảng 200 loại, như thế sẽ dễ kiểm soát vấn đề chất lượng phân bón hơn…”.

05/07/2016
Nắng hạn và chất lượng giống ảnh hưởng năng suất đậu nành? Nắng hạn và chất lượng giống ảnh hưởng năng suất đậu nành?

Với cây đậu nành, chúng ta cần áp dụng kỹ thuật mới trồng thưa giúp cây nhận đủ ánh sáng, giảm bệnh thối lá, cho nhiều trái.

05/07/2016