Bình Thuận chuyển dịch chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn
Số đàn heo trong các trang trại vẫn duy trì được tính ổn định với trên 61,5 ngàn con. Các doanh nghiệp chăn nuôi heo ngày càng phát triển, tổng đàn của các doanh nghiệp trên 26,1 ngàn con (tăng gần 11% so cùng kỳ). Quy mô bình quân một trang trại đạt 1.398 con (tăng 63 con so cùng kỳ). Bình quân một doanh nghiệp đạt 6.528 con (tăng 643 con). Các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn tập trung chủ yếu ở huyện Hàm Tân (23 trang trại với 51.428 con) và huyện Đức Linh (16 trang trại, với 6.199 con).
Tương tự đàn heo, các trang trại gia cầm phát triển ổn định. Toàn tỉnh có 8 trang trại với 100,8 ngàn con, chiếm 7,1 tổng đàn (cùng kỳ năm trước chiếm 3,87%). Hiện đã có 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi gia cầm, với 40 ngàn con, chiếm 2,77% so tổng đàn. Đàn trâu, bò phát triển ổn định, tổng đàn trên 173 ngàn con.
Việc chuyển dịch chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang hướng quy mô lớn với việc hình thành các doanh nghiệp, trang trại, gia trại phản ánh xu thế chuyển dịch đúng hướng của ngành chăn nuôi của tỉnh, tạo ra khối lượng, chủng loại hàng hóa lớn và có điều kiện hơn trong áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, con giống, phòng chống dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, thời gian qua cũng không ít cơ sở chăn nuôi lớn, nhất là chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do khối lượng chất thải nhiều, gây bức xúc trong nhân dân. Do vậy, cần quy hoạch các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn xa khu dân cư, xây dựng, vận hành hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, chấn chỉnh các cơ sở vi phạm…
Từ sau tết đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm với gia súc, gia cầm. Giá cả các loại gia súc, gia cầm đều ổn định. Đây là điều kiện tốt để người chăn nuôi mua con giống phục vụ tái đàn. Hiện nay điều kiện để phát triển đàn heo có nhiều thuận lợi, nhờ nguồn cung ứng con giống tại chỗ khá phong phú và giá cả hợp lý. Điều cần lưu ý người chăn nuôi là hiện nay trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nắng nóng, sức đề kháng vật nuôi giảm, dễ bị mắc bệnh. Do đó cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, chú trọng công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh; chuồng trại chăn nuôi sau khi xuất bán, chuẩn bị thả lứa mới cần được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ.
Có thể bạn quan tâm
Bao đời nay, cư dân sống hai bên sông được hưởng lợi từ nguồn nước, giao thông và thủy sản từ dòng sông mang lại. Dọc theo các con sông đã hình thành các làng vạn chài, cuộc sống mưu sinh đánh bắt cá gắn chặt vào sông từ bao đời nay.
Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, nhiều nông dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư vốn để phát triển mô hình chăn nuôi các loại động vật hoang dã. Điều này không chỉ góp phần làm giảm áp lực từ việc săn bắt, khai thác động vật hoang dã trong tự nhiên, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Theo một số hộ dân nuôi cá bống tượng tại xã Tân Thành, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau giá cá bống tượng thời điểm này năm trước chưa đến 200 ngàn đồng/kg, làm nhiều hộ nuôi khốn đốn.
Những ngày này, người dân 3 xã bãi ngang huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang thu hoạch rau câu cuối mùa. Năm nay, rau câu xuất hiện nhiều mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân khiến họ rất phấn khởi. Nhiều người ví rau câu như là “lộc trời cho” bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái bán lấy tiền.
Những năm gần đây, thực hiện mô hình nuôi sò huyết, ốc len dưới tán cây rừng, nhiều hộ nhận đất khoán rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giàu. Những hộ nông dân áp dụng mô hình này thu lợi nhuận từ 100 triệu đồng/năm trở lên.