Khẩn Thiết Muốn Đối Thoại Về Nghị Định Cá Tra
Vasep “khẩn thiết” đề nghị Thủ tướng chủ trì, chỉ đạo giải quyết rốt ráo các kiến nghị của DN, đưa ra các giải pháp hữu hiệu, hợp lý khi áp dụng nghị định vào thực tế.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa có văn bản khẩn gửi Thủ tướng và Bộ trưởng NN&PTNT, đề nghị có buổi đối thoại công khai vào đầu tháng 9/2014 với doanh nghiệp (DN), liên quan đến Nghị định 36 về cá tra.
Theo Vasep, nghị định trên hiện có một số quy định, nếu áp dụng sẽ gây khó khăn cho chế biến và xuất khẩu cá tra; nhất là trong bối cảnh thị trường chính là Mỹ và châu Âu (chiếm 40% thị phần) đang sụt giảm đáng kể.
Trong khi, trước đó nhiều kiến nghị của DN chưa được Bộ NN&PTNT trả lời; còn Thông tư 23 bộ này mới ban hành hướng dẫn nghị định trên “nội dung thể hiện việc không tiếp thu ý kiến kiến nghị của cộng đồng DN”.
Vasep “khẩn thiết” đề nghị Thủ tướng chủ trì, chỉ đạo giải quyết rốt ráo các kiến nghị của DN, đưa ra các giải pháp hữu hiệu, hợp lý khi áp dụng nghị định vào thực tế.
Có thể bạn quan tâm
Đến nay, mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận vẫn chưa thống kê chính xác được diện tích cây trôm hiện có của Bình Thuận, nhưng riêng ở huyện Tuy Phong, trôm được coi là loại cây thế mạnh, đang được địa phương quy hoạch phát triển diện tích và tìm nguồn tiêu thụ ổn định...
Tại nhà ông Phan Văn Hưởng ở ấp Vĩnh Phước 1, thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Trung tâm KN-KN Kiên Giang đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá chình trong ao.
Quảng Nam đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh với kỳ vọng chấm dứt kiểu khai thác tràn lan, tận diệt.
Từ đầu năm 2013 đến nay, tình hình xuất khẩu chung của cả nước gặp nhiều khó khăn, nhưng mặt hàng tôm lại có những bứt phá đầy ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.
Thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam chiếm 97% thị trường thế giới nhưng 3 năm nay, giá xuất khẩu bình quân giảm, hàng loạt doanh nghiệp, người nuôi liên tục thua lỗ và phá sản.