Khắc Phục Hiện Tượng Tôm Chết Trong Giai Đoạn Lột Vỏ

Khi tôm nuôi chết dần theo từng chu kỳ lột vỏ và trong ao nuôi có tôm mềm vỏ, sậm màu, có thể thấy rằng hiện tượng chết này có liên quan đến quá trình lột vỏ.
Đây là hiện tượng đặc trưng liên quan đến tình trạng đáy ao nuôi tôm bị ô nhiễm nghiêm trọng và sự biến động chất lượng môi trường nước. Tình trạng tương tự có thể thấy trong trường hợp tôm chết ở đáy ao sau một tháng tuổi, người nuôi tôm thường gọi là tôm "rớt đáy", ở những ao nuôi có tảo đáy phát triển hoặc phiêu sinh vật chết, tích tụ ở đáy ao.
Những chất bùn bẩn hữu cơ này bị phân hủy làm cho đáy ao có nhiều vi khuẩn và hàm lượng chất độc cao. Trong quá trình lột vỏ, tôm sẽ lẩn trốn ở nền đáy ao và tiếp xúc với vùng ô nhiễm này. Vì thế trong giai đoạn lột vỏ, tôm dễ bị nhiễm bệnh và bị sốc do môi trường.
Nếu đáy ao xấu thì khó cải thiện được bệnh. Nên ước lượng lại tỷ lệ sống của tôm. Nếu cố gắng xử lý tình trạng này thì phải ổn định lại chất lượng nước và phải làm sạch đáy ao. Việc làm sạch đáy ao bằng cách xiphon, cần bố trí đủ quạt sục khí và phải đặt ở vị trí thích hợp, sao cho dòng nước lưu thông trong ao nuôi liên tục, vòng quanh ao nuôi.
Cần phải thay 30 - 40% lượng nước trong suốt thời gian dọn đáy ao để loại bỏ chất thải. Nếu không thể thay đủ nước thì việc dọn đáy ao có thể làm môi trường ao xấu đi. Tôm nuôi có thể bị nhiễm khuẩn Vibrio spp. Vì thế khi làm sạch đáy ao cũng cần kết hợp với việc xử lý ao nuôi bằng thuốc kháng sinh thích hợp.
Có thể bạn quan tâm

Môi trường ô nhiễm khiến dịch bệnh trên tôm nuôi hoành hành khắp nơi. Mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng của hệ thống nuôi tôm ở một số địa phương giúp cải thiện tốt môi trường nuôi, giảm dịch bệnh.

Tuy lươn là đối tượng dễ nuôi, nhưng hầu hết giống đều đánh bắt từ thiên nhiên chưa được thuần hoá, do vậy khi nuôi lươn bà con nông dân cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống.

Diệp hạ châu (tên khoa học Phyllanthus amarus) còn có tên gọi thông dụng là Cây chó đẻ. Cây này là loài thực vật mọc hoang, rất dễ tìm thấy ở khắp nước ta và nhiều vùng nhiệt đới trên thế giới.

Bệnh đốm trắng do virus (White Spot Syndrome Virus – WSSV) là một trong các bệnh gây nên hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt trong các vùng nuôi tôm tại các địa phương ven biển ở nước ta từ nhiều năm qua.

Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.