Khắc phục hiện tượng cá nổi đầu
Ba câu hỏi nan giải có thể phát sinh liên quan đến ao hồ:
1) Tại sao cá bỗng dưng chết?
2) Tại sao nước chuyển sang màu xanh?
2) Tại sao có nhiều thủy sinh phát triển trong nước?
Ôxy chính là điểm chính yếu của một ao tốt để nuôi trồng thủy hải sản. Trong một môi trường hoàn hảo, ôxy xâm nhập vào bề mặt nước. Tác động của sóng trên bề mặt và/ hay dòng nhiệt nhẹ mang ôxy vào sâu bên trong nước. Những loại tảo có lợi phát triển ở những độ sâu khác nhau cũng sản sinh ra một lượng ôxy hòa tan vào ban ngày. Vi sinh vật hiếu khí thở oxi dưới bề mặt này cũng như tiêu hóa các chất dinh dưỡng hữu cơ có trong nước.
Ao nuôi Cá Lóc sử dụng thức ăn công nghiệp |
Ôxy hòa tan thúc đẩy các vi khuẩn làm tăng lên khả năng của tảo và cặn ao có một chỗ đứng trong ao bằng cách cướp đi các chất dinh dưỡng của chúng. Bạn có biết rằng một số loại tảo cũng có hại cho người.
Một vấn đề khác cũng cần được hiểu đó là hiện tượng gọi là "sự luân chuyển của nước” trong ao. Luân chuyển của nước xuất hiện khi nước gần ở gần bề mặt bắt đầu chìm xuống đáy, do đó khiến cho lượng nước phía đáy chuyển lên. Sự luân chuyển này thường xảy ra khi tiết lạnh. Trong những tháng hè số lượng lớn các loại tảo phát triển mạnh thành màu xanh lá cây sẽ chặn ánh sáng mặt trời chạm đến độ sâu phía đáy ao.
Nếu hồ của bạn sâu hơn 180 cm (6 feet), một điều có thể thừa nhận rằng các lớp nước sâu phía đáy thực sự có rất ít hoặc không có ôxy hòa tan. Những lớp sâu như thế không bao giờ có thể được hưởng lợi ích từ bề mặt được hòa trộn giữa không khí và nước. Hơn nữa, vì ánh sáng mặt trời thường không thể thâm nhập nhiều hơn 180 cm qua những lớp tảo phát triển, vì thế không có bất cứ thực vật nào có lợi hay tảo phát triển ở những khu vực sâu để tạo ra ôxy.
Những thời điểm như thế, cá ăn ít hoặc thậm chí không ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Ngay cả khi sử dụng các giải pháp tạm thời như ôxy dạng viên, rơm rạ, hay chi số tiền lớn vào thức ăn cho cũng không mang lợi kết quả, thậm chí thức ăn dư thừa có thể tăng thêm chất dinh dưỡng trong nước, tảo phát triển mạnh hơn. Để duy trì môi trường ao khỏe mạnh. Bạn cần phải kiểm soát càng nhiều nhân tố càng tốt. Mặc dù vậy, một thiết bị tạo ôxy hòa tan vào nước (máy sục khí) là rất cần thiết nếu bạn muốn đảm bảo rằng ao cũng bạn lúc nào cũng khỏe mạnh.
Thiết bị sục khí
Sự giảm mạnh nồng độ ôxy trong ao hồ có thể giết chết toàn bộ cá, động vật có xương sống, và hầu hết những quần thể vi tảo. Khi tảo chết, màu xanh sáng của nước có thể chuyển sang đen hoặc xám với những vệt đen. Trong suốt quá trình này, cá lớn có thể bắt đầu chết. Những cá nhỏ có thể gặp trường hợp hô hấp khó (bơi lờ đờ) trên mặt nước. Trong tất cả các thiết bị sục khí trên thị trường hiện nay chỉ có một máy sục khí có thể đáp ứng được yêu cầu hòa tan ôxy hiệu quả nhất và lắp đặt tiện lợi nhanh nhất là Máy sục khí tự cấp O2-TURBINE®.
Thiết bị này áp dụng những nguyên tắc kỹ thuật của tiến động và lực ly tâm. Máy sục khí O2-TURBINE® đưa khí nhanh chóng và khuếch tán mạnh mẽ không khí vào nước trong vòng bán kính 360o. Kết quả là lượng ôxy hòa tan tăng lên một cánh rất nhanh chóng. Máy O2-TURBINE® không bị tắt nghẽn trong quá trình hoạt động, được thiết kế để chạy 24/7 và sục khí sâu đến 3 mét. O2-TURBINE® là thiết bị sục khí tự cấp hiệu quả, đáng tin cậy và có hiệu quả kinh tế cho người sử dụng.
Ao nuôi Cá Rô Phi sử dụng hệ thống khuếch tán NANO TUBE® |
Một giải pháp khác để tăng cường ôxy hòa tan trong nước là sử dụng ống khuếch tán NANO TUBE®. Hệ thống này sử dụng Máy thổi khí để chuyển không khí vào trong nước thông qua thông qua ống NANO TUBE®. Nhờ vào số lượng các lổ li ti được tạo ra trong quá trình sản xuất. Do đó khi vận hành với NANO TUBE®, bạn có thể sử dụng công suất ít hơn đáng kể so với phương pháp sục khí truyền thống khác.
Có thể bạn quan tâm
Trong 3 năm (1994 - 1996), cả 4 dòng cá rô phi vằn nhập nội đã được đưa vào nuôi thử nghiệm tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 và nhiều địa phương trên miền Bắc nước ta: ở vùng nước lợ tỉnh Quảng Ninh, trong ao gia đình của tỉnh Hải Dương (vùng đồng bằng) và của tỉnh Thái Nguyên (vùng miền núi).
Nuôi từ cá giống thành cá bố mẹ hoặc thả cá bố mẹ vào ao đẻ cho cá đẻ tự nhiên. Sau khi cá đẻ, chuyển cá bố mẹ từ ao cá đẻ vào ao nuôi vỗ tiếp để cho đẻ lứa tiếp theo và dùng ao cá đẻ làm ao ươm cá bột.
Cá rô phi vằn dòng việt (1) là dòng cá được nhập từ đài loan vào miền Bắc nước ta năm 1973 và sau khi giải phóng miền Nam được chuyển ra Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 năm 1977. Dòng cá này được lưu giữ chu đáo và chăm sóc tốt nên đã thích nghi cao với điều kiện các tỉnh phía Bắc.
Đến thời kỳ sinh sản, cá rô phi có hiện tượng “áo cưới”, rõ nhất là ở cá đực. Lúc này cá có màu sắc sặc sỡ hơn, các vạch ngang thân có màu sắc đậm hơn. Cá đực và cá cái bơi bám sát nhau. Cá đực và cá cái cùng hợp lực đào hố ở đáy ao. Cá chỉ ngừng đào khi hố đẻ đã như ý: hình tròn, dốc thoai thoải, trơn nhẵn và không còn bùn lắng đọng.
Nếu trong cùng một ao thì cá đẻ lứa trước quay trở lại ăn cá bột đẻ lứa sau là điều tất yếu xảy ra. Tập tính đẻ tự nhiên nhiều lần gây ra mật độ dầy trong ao nuôi không có nghĩa là việc sản xuất cá rô phi giống đơn giản và dễ dàng thu được số lượng lớn cá giống cùng cỡ.