Khắc Phục Hiện Tượng Cá Nổi Đầu

Thời tiết đang giao mùa thay đổi thất thường, nắng mưa xen kẽ, những ao cá thâm canh thường có hiện tượng cá bị nổi đầu nhiều từ 5 giờ sáng đến 11 giờ trưa.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng trên là do các vi sinh vật háo khí có hại hoạt động mạnh, làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước. Oxy hòa tan có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, chất lượng các loài cá nuôi. Nhiều thực nghiệm cho thấy, nếu đủ oxy, 1,6 kg thức ăn hỗn hợp (cám nổi chuyên dùng cho cá) cho 1 kg cá hơi hoặc 25 kg cỏ voi cho 1 kg cá trắm cỏ; thiếu oxy, 10 kg cám hoặc 220 kg cỏ chưa sản xuất được 1 kg cá.
Để khắc phục hiện tượng cá nổi đầu, người nuôi cần tuân thủ như sau:
Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy vào những ngày này. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Hàng sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:
Mời bà con tham khảo thiết bị tạo oxy chuyên dụng cho ao nuôi, trại giống: |
Khi thiết kế ao nuôi nên bố trí ao nơi dại nắng, trảng gió, mực nước nông 1-1,2m để tăng lượng oxy khuếch tán từ không khí vào nước. Thường xuyên thay 50% nước 10-20 ngày/lần nếu có điều kiện.
Bón vôi bột định kỳ 7-30 ngày/lần, với lượng 7-10kg/360m2 mặt nước tuỳ mức độ thâm canh, màu sắc nước ao đậm hay nhạt. Hoà vôi bột với nước té đều mặt ao lúc 11-15 giờ chiều, lúc này cá đủ oxy không nổi đầu. Vôi bột có tác dụng khử các chất độc trong nước, hạn chế vi sinh vật háo khí (hút oxy từ nước) gây bệnh cho cá.
Đầu tư máy quạt nước, cho hoạt động từ 19 giờ tối tới 6-7 giờ sáng là lúc lượng oxy hoà tan trong nước thấp nhất nếu có điều kiện. Thả cá ao nước tĩnh mật độ vừa phải khoảng 1con/m2 mặt nước là vừa. Để ao tráng nắng, không thả nhiều các loại bèo trên mặt ao.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...

Nhiều bạn trẻ ở TPHCM đã chọn nghề nông để lập nghiệp. Dù đó là nghề chính hoặc chỉ là nghề tay trái, song bằng tâm huyết và năng động, các nhà nông trẻ sáng tạo nhiều mô hình sản xuất, làm kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

Nhờ dự án cạnh tranh nông nghiệp mà lần đầu tiên ở Nghệ An đã ứng dụng thành công kỹ thuật thâm canh ngô mật độ cao. Tại 3 xã triển khai mô hình mở rộng đều đạt năng suất gần 9 tấn/ha/vụ, hiệu quả gấp 3 lần so với trồng đại trà…