Khá Lên Nhờ Mạnh Dạn Đầu Tư

Nuôi bò sữa ở vùng ngoại thành TPHCM đạt hiệu quả khá cao. Nhưng do tốc độ đô thị hóa và lao động ngày càng khan hiếm, nên người nuôi bò sữa TP từng bước cơ giới hóa các khâu. Giờ đây, các hộ nuôi bò sữa bắt đầu thấy rõ lợi ích việc sử dụng thiết bị khâu vắt sữa.
Hiệu quả từ việc dùng máy vắt sữa đem lại sản lượng sữa tăng thêm bình quân 0,5kg sữa/con/ngày. Ông Lê Văn Trung (huyện Củ Chi) cho biết, nhờ sử dụng máy vắt sữa, không chỉ giảm được lao động mà còn bảo đảm sữa không bị lây nhiễm vi sinh, giá sữa được mua cao hơn. Với 8 bò vắt sữa thu lợi khoảng 13,4 triệu đồng/chu kỳ. Không chỉ đầu tư vào khâu cơ giới chăn nuôi, ngay cả trồng cỏ dinh dưỡng cho bò cũng được người chăn nuôi lưu tâm thay vì phải mua như trước.
Anh Phạm Văn Vũ (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) quyết định cải tạo lại chuồng trại cho thông thoáng, trang bị thêm máy vắt sữa, máy rửa thiết bị vắt, máy băm thái cỏ, xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải và làm chất đốt nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường; trồng thâm canh 1ha cỏ giống VA06 và Mulato II để cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò 20 con (có 10 con đang cho sữa), trung bình mỗi con cho 15kg sữa/ngày, giá bán sữa cho Công ty FrieslandCampina bình quân 10.500 - 11.000 đồng/kg, lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng/năm/con sau khi trừ chi phí.
Chủ trại Vũ Phương Bình (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi), với đàn bò hơn 100 con, đang lập dự án vay khoảng 10 tỷ đồng để cải tạo chuồng trại, lắp đặt thiết bị trộn và phân phối thức ăn hỗn hợp đến tận chuồng cho bò ăn để nâng đàn lên gấp 2 - 3 lần so với hiện nay.
Có thể nói, nghề nuôi bò sữa hiện nay gặp nhiều thuận lợi, nhất là giá thu mua sữa được điều chỉnh giúp người nuôi bò sữa lãi khoảng 20%. Ông Nguyễn Văn Cảm, Phó phòng Kinh tế huyện Củ Chi nhận định, những năm gần đây nghề nuôi bò sữa phát triển mạnh, với đàn bò sữa hơn 58.000 con, trở thành huyện trọng điểm chăn nuôi bò sữa, chiếm gần 60% tổng đàn bò sữa TP. Trong chăn nuôi nói chung và bò sữa nói riêng, đầu ra ổn định lâu dài và có lợi là yếu tố rất quan trọng đối với bà con nông dân. Hai công ty Vinamilk và FrieslandCampina VN thu mua sữa nguyên liệu với giá cao, nông dân có lời, luôn ổn định, giúp bà con an tâm chăn nuôi sản xuất.
Qua thực tiễn phát triển đàn bò sữa của các hộ tham gia thực hiện mô hình “chăn nuôi bò sữa hoàn chỉnh” tại xã Trung An, An Nhơn Tây, Phước Thạnh, Trung Lập Hạ (huyện Củ Chi) do Trạm Khuyến nông Củ Chi triển khai, cho thấy ngoài việc tăng cường chọn lọc, cơ cấu giống tốt thì việc cơ giới hóa khâu quản lý chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò được nông dân tìm hiểu và hưởng ứng nhiệt tình.
Với giá thu mua sữa tươi nguyên liệu ở mức từ 13.000 đồng đến gần 15.000 đồng/kg, người nuôi bò sữa yên tâm với nghề chăn nuôi của mình.
Related news

Bà Lê Thị Cẩm Hồng, ấp Đèn Đỏ, xã Tân Thành, tay thoăn thoắt lựa cá, miệng cười nói vui vẻ: "Tôi làm nghề này đã lâu rồi, ở đây khó tìm được việc làm nào ngoài việc lựa cá. Công việc không có thời gian cố định, chỉ làm theo con nước, nước lớn ghe, thuyền cặp bến thì mới làm. Bữa nào ít đem về nhà ăn hết, bữa nào nhiều đem ra chợ bán đổi vài kg gạo, chai nước mắm, sống lay lất qua ngày...".

Theo đó, bắt đầu từ ngày 8/12/2014, tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên thuộc nhóm HS 44.03 và 44.07 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Sau 11 năm diễn ra, đây là lần thứ 2 Việt Nam được quyền đăng cai tổ chức sự kiện quan trọng này. Điều đặc biệt ở diễn đàn năm nay, hơn 700 đại biểu là lãnh đạo các hiệp hội, tập đoàn CNTT hàng đầu của gần 20 nền kinh tế châu Á và châu Đại Dương đã hướng trọng tâm chủ đề diễn đàn cho việc thảo luận các vấn đề ứng dụng của CNTT trong SX nông nghiệp, đặc biệt gắn với bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam đang tái cấu trúc mạnh mẽ.

Con ốc hương đã gắn bó với nông dân huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) nhiều năm nay và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đến vụ nuôi năm nay, trong khi nhiều người vui mừng vì đạt hiệu quả cao thì cũng có không ít hộ lâm vào cảnh thua lỗ do ốc chậm lớn, tỷ lệ hao hụt nhiều.

Từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Trung bình hàng năm, dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.