Kêu gọi nông dân mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật

Nhiều mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả
Trong giai đoạn 2011-2015, Hội NDVN và Bộ KHCN đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật ứng dụng KHCN lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
Tổ chức 2 cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông” lần thứ 5 và 6; tổ chức thành công “Hội thi nhà nông đua tài” và hội nghị biểu dương NDsản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc…
Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng (trái) và đại diện lãnh đạo Bộ KHCN trao giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông” lần thứ 6 - năm 2015 cho bà Phan Thị Thuận ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Bắc Giang được đánh giá là một trong những địa phương thực thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa 2 ngành.
Hội ND tỉnh và Sở KHCN đã phối hợp xây dựng nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có hiệu quả, được ND hưởng ứng.
Điển hình là ứng dụng công cụ bón phân viên dúi đồng thời với gieo sạ lúa; phương pháp xử lý cho vải thiều ra quả trên thân cây; thuần hóa vịt trời thành vịt nhà...
“Để xây dựng thành công các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cần có sự tham gia tích cực của ND.
Các hoạt động khoa học và công nghệ phải gắn liền với thực tiễn sản xuất, phải xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất của ND…”- ông Lã Văn Đoàn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND Bắc Giang chia sẻ.
Kết nối chuyên gia với nông dân
Để đẩy mạnh phong trào ND sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, theo bà Hoàng Lệ Hà – Phó Giám đốc Sở KHCN tỉnh Khánh Hòa, Hội ND và ngành KHCN cần tổ chức các hình thức tọa đàm giao lưu giữa ND có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật với các chuyên gia, nhà khoa học.
Qua đó, tạo điều kiện để ND có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành hoàn thiện thiết kế, chế tạo những máy móc có tính ứng dụng cao phục vụ hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của ND cần được hỗ trợ trong quá trình nhân rộng, áp dụng vào sản xuất…
Chia sẻ tại hội nghị, bà Phan Thị Thuận (Mỹ Đức, Hà Nội) – người đoạt giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông” toàn quốc lần thứ 6 năm 2015 cho biết: “Những ND sáng tạo, sáng chế cần được tạo điều kiện thuận lợi ở 2 lĩnh vực.
Đó là vốn đầu tư và hành lang pháp lý rõ ràng, kịp thời để phát triển sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm; cơ chế hỗ trợ ứng dụng KHCN vào sản xuất, kinh doanh…”.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng cho rằng, sức sáng tạo của ND Việt Nam rất phong phú, đa dạng.
Những sáng tạo nảy sinh trong thực tiễn được người ND hoàn thiện thành các quy trình sản xuất, các công cụ, thiết bị hữu dụng và trở thành hàng hóa trên thị trường, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống.
Phó Chủ tịch yêu cầu: “Trong giai đoạn 2016-2020, Hội ND các tỉnh, thành phố và ngành KHCN cần phối hợp chặt chẽ hơn.
Hội ND và ngành KHCN cần triển khai các giải pháp, xây dựng các mô hình ứng dụng KHKT cụ thể, thiết thực để từ đó tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, ND; giúp ND ứng dụng các thành tựu KHCN tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới”.
Phó Chủ tịch Nguyễn Duy Lượng đã phát động cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông” toàn quốc lần thứ 7 (2016-2017).
Khích lệ ND sáng tạo hơn
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nếu không có khoa học công nghệ, không có đổi mới sáng tạo thì các sản phẩm nông nghiệp do ND làm ra sẽ không thể cạnh tranh được với các nước khác cả về giá cả, chất lượng, thậm chí chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà.
ND Việt Nam có tiềm năng rất lớn để đóng góp cho khoa học công nghệ, cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Vì vậy trong thời gian tới, các Sở KHCN cùng Hội ND tỉnh, thành phố cần phối hợp và phát động nhiều cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, hỗ trợ, khích lệ nhằm động viên, cổ vũ ND sáng tạo hơn nữa.
TS Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ KHCN Hỗ trợ để sáng kiến sớm được công nhận
Sau một thời gian nghiên cứu tìm tòi, tôi đã tìm ra giải pháp cải tạo và nâng cao chất lượng giống nhãn chín muộn Hàm Tử.
Giải pháp này đã kéo dài thời gian thu hoạch nhãn từ 1 tháng lên 2,5 tháng, giúp nông dân dễ dàng điều tiết đầu ra cho sản phẩm.
Giải pháp này đã được Viện Rau quả và tỉnh Hưng Yên cấp bằng công nhận đạt giải ưu tú; đạt giải Nhì cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông” toàn quốc lần thứ 6 năm 2015.
Chúng tôi mong muốn, khi có sáng kiến, giải pháp kỹ thuật hiệu quả sẽ được các cấp, ngành hỗ trợ, tư vấn để sớm được công nhận…
ND Nguyễn Văn Thế (Khoái Châu, Hưng Yên)
Related news

Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập nhiều về phát triển cây mắc ca (Macdamia) tại Việt Nam, nhất là các vùng có điều kiện thích hợp với cây mắc ca như Tây Bắc và Tây Nguyên. Để chứng minh những luận cứ khoa học đã nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp xúc với ông Thu Cúc - chủ vườn mắc ca tại huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk - người tiên phong trồng cây Mắc ca tại khu vực Tây Nguyên.

Giá tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu đang tăng cao kỷ lục trong 4 năm gần đây. Tôm sú sống loại 30 con/kg có giá trên 300.000 đồng/kg, loại 20 con/kg là 340.000 đồng/kg, tôm muối đá loại 30 con/kg là 190.000 đồng/kg... Mức giá này tăng so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 50.000 đồng/kg tùy theo loại.

Vừa qua, tại xã Phú Nhuận (TP. Bến Tre) xuất hiện mô hình nuôi heo bằng đệm sinh học, một hỗn hợp gồm trấu, mùn cưa, men vi sinh… Hiệu quả mà mô hình này đem lại là tiết kiệm điện nước, công lao động chăm sóc, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh.

Theo thông tin từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, từ đầu vụ vải đến nay đã có 18 nghìn tấn quả vải tươi của tỉnh Bắc Giang được xuất khẩu qua Cửa khẩu Kim Thành.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước (Tiền Giang), địa bàn huyện hiện có trên 1.100 ha trồng khoai mỡ, tập trung ở các xã Tân Hòa Đông, Hưng Thạnh, Thạnh Mỹ… đang vào vụ thu hoạch rộ với năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha. Với giá trung bình từ 10.000 - 12.000 đồng/kg hiện nay, người trồng khoai có thể thu lãi từ 90 - 100 triệu đồng/ha.