Kết quả mô hình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển tại các xã nông thôn mới
Kết quả thực hiện mô hình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển năm 2015 tại hai điểm như sau:
- Năng suất rong nho đạt trung bình 17,6 tấn/ha; ốc hương đạt 2,5 tấn/ha; hải sâm đạt 1,3 tấn/ha.
- Lợi nhuận từ mô hình dao động từ 82,6 - 344 triệu đồng/hộ (trung bình đạt 224,7 triệu đồng/0,5 ha/vụ hay 449,4 triệu đồng/ha/vụ.
Khi so sánh với mô hình nuôi đơn cùng diện tích thì lợi nhuận nuôi đơn chỉ đạt 129,5 triệu/0,5 ha. Như vậy so với mô hình nuôi đơn, mô hình nuôi kết hợp lợi nhuận tăng 42,4%. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi kết hợp cao gấp 1,7 lần so với mô hình nuôi đơn. Tỷ suất lợi nhuận đạt trung bình 59,4%/9 tháng (hay 6,6%/tháng), cao gấp 11 lần so với lãi suất ngân hàng
Mô hình đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sau:
Mô hình diện tích ao từ 2.500 - 5.000 m2, độ mặn từ 20%0 trở lên, độ sâu mực nước từ 1,2-1,5 m. Đáy ao là đáy cát bằng phẳng dốc về phía cốc tiêu nước, được cắm lưới xung quanh (mắt lưới 2a=2 mm) đáy cách bờ 5m, để ngăn không cho ốc bò lên bờ ao, có phần lưu không 1-2 m xung quanh ao. Sau 1 tháng nuôi thì lắp các cánh quạt.
Mật độ thả nuôi ốc hương 40 con/m2 (cỡ trung bình 10.000 con/kg). Sau 1 tháng tiến hành thả hải sâm 0,5 con/m2 (cỡ trung bình 50 g/con) và rong nho 500 kg/ha. Rong nho được đặt trong lồng, kích cỡ 1 m2/lồng. Mỗi lồng trồng 500 g rong nho giống
Sau thời gian thả nuôi từ 5-6 tháng thì tiến hành thu hoạch. Lúc này ốc hương đạt kích thước 120 - 140 con/kg và hải sâm đạt 250 - 400 g/con. Thu hoạch ốc hương trước bằng máy. Sau khi bắt ốc hương xong, tháo cạn nước và dùng vợt hoặc tay để bắt hải sâm.
Với sự thành công mô hình, năm 2016 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình, góp phần xây dựng nông thôn mới cho các tỉnh ven biển miền Trung, góp phần xây .
Có thể bạn quan tâm
Ông Lê Thiện Cường ở xóm 4 , xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) thành công với mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ năm.
Cùng với Đồng Tháp, An Giang được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra – loài cá gần như là đặc quyền của ĐBSCL, được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng bởi phẩm chất thịt thơm ngon, nhiều dinh dưỡng, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, để lợi thế này được phát huy, cần phải thay đổi nhiều thứ.
Nuôi tôm trên cát đang lặng lẽ hút trọn nguồn nước ngầm quý giá của các xã ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, thậm chí nhiều hộ nuôi tôm còn lén lút khoan giếng trong rừng phòng hộ ven biển để lấy nước ngọt pha với nước biển để nuôi tôm.