Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá trê

Ich (Bệnh đốm trắng) - Phần 1

Ich (Bệnh đốm trắng) - Phần 1
Tác giả: 2LUA.VN biên dịch
Ngày đăng: 08/11/2018

Ich là tên gọi phổ biến của ký sinh trùng gây bệnh đốm trắng (Ichthyophthirius multifiliis). Loại ký sinh này có khả năng giết chết cá hàng loạt trong một khoảng thời gian ngắn. Việc chuẩn đoán và điều trị là điều cần thiết trong việc kiểm soát bệnh đốm trắng và giảm tổn thất. Đương nhiên việc ngăn ngừa bệnh này là phương pháp tốt nhất để tránh chết cá.

Nhận biết bệnh đốm trắng

Cá bị nhiễm bệnh có thể có những đốm trắng trên da như được rắc muối (Hình 1). Vì nguyên nhân này nên nó còn được gọi là bệnh đốm trắng. Da cá cũng trông có vẻ gồ ghề. Hình dạng trưởng thành của ký sinh trùng thường lớn( lên đến 1mm hoặc 1/32 inch) có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà không cần thiết bị phóng đại. Bệnh đốm trắng thường làm tróc một lượng lớn chất nhầy trên da cá, biểu hiện tương tự nấm mốc khi nhìn từ một khoảng cách trong nước. Tuy nhiên nhiều lúc dấu hiệu nhận biết của bệnh đốm trắng là khi chết cá và cá chết dần. Trong một số trường hợp, ký sinh gây bệnh đốm trắng chỉ hiện diện ở mang chứ không phải ở da.

Có thể quan sát được cá bị bệnh đốm trắng khi chúng làm nhanh việc cọ sát ở trên vật thể hoặc ở đáy ao. Biểu hiện này đôi khi được gọi là “phát sáng” bởi vì sự chuyển đổi của bụng cá sáng màu một cách nhanh chóng và đột ngột khi nó cuộn lại trong những di chuyển bất thường. Cá hồi cũng được quan sát thấy phát sáng trên mặt nước  mà điều này chỉ xuất hiện ở côn trùng. Đến giai đoạn cuối của bệnh, cá bị nhiễm bệnh có thể bị lờ đờ và đôi khi tập trung xung quanh nguồn nước. Cá nhiễm bệnh thường bỏ ăn.

Dưới kính hiển vi, khuẩn đốm trắng xuất hiện dạng hình cầu luôn thay đổi hình dạng và chuyển động lăn, sử dụng những lớp lông mao nhỏ xíu bao phủ hoàn thân. Phương pháp vận động của nó được so sánh với phương pháp của vi sinh amip. Ở tế bào vi sinh trưởng thành có hạt nhân hình chữ C( Hình 2). Trong giai đoạn nhiễm khuẩn nhỏ, các vi sinh sẽ không có hạt nhân hình chữ C và chúng di chuyển cứng nhắc, không linh động trái ngược với chuyển động lăn ở vi sinh trưởng thành. Trong giai đoạn nhiễm khuẩn cấp cao, khuẩn đốm trắng được tìm thấy dưới lớp nhầy và lớp tế bào trên cùng( biểu mô) trong vùng mang hoặc da cá. Sau khi ẩn trốn, khuẩn đốm trắng rất khó điều trị vì lớp nhầy và tế bào chủ đã bao phủ chúng. Điều trị kịp thời là điều quan trọng để giúp ngăn ngừa sự thiết lập giai đoạn nhiễm khuẩn cấp cao. 

Hình 1. Các đốm trắng trên da của một con cá trê bị nhiễm bệnh đốm trắng Ichthyophthirius multifiliis. (Ảnh của Tiến sĩ Bob Durborow.)

Hình 2.  Hạt nhân hình chữ C của khuẩn đốm trắng trưởng thành ( Ảnh của tiến sĩ Fred Meyer.)

Vòng đời của khuẩn đốm trắng

Khuẩn đốm trắng là loại vi sinh vật nguyên sinh thường được cá, động vật khác hoặc con người mang vào ao hồ. Nó cũng có thể được bơm vào ao hồ từ các nguồn cung cấp nước như sông hoặc suối. Khi khuẩn đốm trắng trưởng thành sẽ rời cơ thể chủ, nó được gọi là bào nang(tomont) (Hình 3). Các bào nang sẽ gắng vào đáy ao hoặc bề mặt vật thể khác và hình thành bao nang  vách mỏng. Bên trong bao nang, các tế bào nang sẽ phân chia nhiều lần và hình thành hơn 2,000 phần tử nhỏ tomites. Khi các phần tử tomites được giải phóng từ bao nang vào trong nước, chúng sẽ được kéo dài và trở thành các bào tử (theronts)(còn gọi là swarmers) bơi lại cơ thể cá chủ và xâm nhập vào biểu mô của cá sử dung cách thâm nhập và hoạt động mạnh mẽ của lông mao. Nếu không tìm được cơ thể cá chủ trong một hoặc 2 ngày chúng thường chết đi. Điều này làm cho khuẩn đốm trắng trở thành ký sinh bắt buộc. Nó phải có cơ thể cá chủ để sống. Một khi thâm nhập vào cá và trở thành ấu trùng trường thành(trophont). Các ấu trùng trophont ăn mòn cơ thể cá chủ và trưởng thành trong khi vẫn được bảo vệ khỏi việc điều trị hóa học của lớp nhầy và biểu mô. Chỉ ở giai đoạn bào tử theront và bào nang tomont là nhảy cảm trong việc điều trị trong nước. 

Hình 3. Vòng đời của Khuẩn đốm trắng. (Được vẽ bởi Wyvette Williams và Drew Mitchell.)

Khoảng thời gian để khuẩn đốm trắng hoàn thành vòng đời của nó  phụ thuộc vào nhiệt độ. Tiêu biểu là cá thường nhiễm bệnh từ nhiệt độ 68ºF đến 77ºF (từ 20ºC đến 25ºC) nhưng cũng có thể bị nhiễm bệnh ở nhiệt độ lạnh hơn ( dưới 33ºF,1ºC). Thông thường, khuẩn đốm trắng không thể sinh sản ở nước có nhiệt độ trên 85ºF (30ºC) vì thế việc ký sinh sẽ không xảy ra trong những tháng hè. Tuy nhiên, một số trường hợp tại miền Trung Florida, khuẩn đốm trắng có thể giết chết cá tại nhiệt độ 92ºF (33ºC). Để hoàn thành vòng đời, khuẩn đốm trắng cần ít nhất từ 4 ngày ( tại nhiệt độ cao hơn 75ºC hoặc 24ºC) đến hơn 5 tuần ( tại nhiệt thấp hơn 45ºF hoặc 7ºC). Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng khuẩn đốm trắng có thể tăng lên bằng cách phân chia tế bào trực tiếp dưới lớp da cá trên cùng, bỏ qua vòng đời 3 giai đoạn như bình thường. Khi điều này xảy ra, người ta có thể thấy nhiều tế bào Ich cùng kích thước xếp thành hàng hoặc ở các khối dưới lớp mỏng của tế bào chủ. (Hình 4)

Bệnh đốm trắng thì không thể điều trị khi nó  hình thành đến mức độ này và sản sinh theo cách này bởi vì chúng không cần rời khỏi vật chủ nơi mà thông thường có thể trị.

Hình 4. Lớp biểu mô của mang cá bị nhiễm khuẩn đốm trắng. (Ảnh của Drew Mitchell.)


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 1 Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 1

Cá trê dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, có thể nuôi trong bể, ao nhỏ vài chục mét vuông đến ao rộng vài trăm mét vuông, nuôi đơn, nuôi ghép đều được.

25/08/2016
Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 2 Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 2

Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê - Phần 2

25/08/2016
25/08/2016