Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Huyện Thiệu Hóa Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Hướng Bền Vững

Huyện Thiệu Hóa Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Hướng Bền Vững
Ngày đăng: 31/10/2014

Những năm gần đây, huyện Thiệu Hóa quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế nhằm nâng cao giá trị trên từng đơn vị diện tích. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan, các xã, thị trấn tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu; tạo việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động.

9 tháng năm 2014 tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 12,3%, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế đều tăng cao so với cùng kỳ, giá trị 1 ha canh tác đạt bình quân hơn 90 triệu đồng (năm 2011 đạt 70 triệu đồng), thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng.

Thực tế quá trình phát triển của huyện cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi còn chậm, hiệu quả kinh tế chưa cao, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn gặp khó khăn...

Đồng chí Hoàng Viết Chọn, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Để khắc phục hạn chế trong phát triển kinh tế, huyện đang tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, huyện tập trung tái cơ cấu trong nông nghiệp với 2 lĩnh vực chính là trồng trọt và chăn nuôi.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn, nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Về trồng trọt, với gần 8.400 ha trồng lúa 2 vụ hiện nay, huyện quy hoạch ổn định diện tích lúa 7.000 ha; thực hiện sản xuất lúa năng suất cao, chất lượng khá; lúa năng suất khá, chất lượng cao. Phấn đấu năng suất lúa đạt 70 tạ/ha/vụ trở lên và không ngừng nâng cao giá trị trên từng đơn vị diện tích.

Đối với diện tích gần 1.400 ha đang trồng lúa hiện nay ở các vùng trũng, vùng khó tưới, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn chuyển sang thực hiện việc nuôi con đặc sản, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò siêu thịt; trồng rau màu xuất khẩu. Ngoài ra, huyện ổn định diện tích trồng dâu nuôi tằm với 400 ha (chủ yếu vùng đất bãi ven sông).

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn và áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, đưa các giống cây trồng có tiềm năng năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng; nhân rộng các mô hình trong sản xuất, như: mô hình sản xuất rau an toàn ở thị trấn Vạn Hà, xã Thiệu Tân; nuôi con đặc sản ở xã Thiệu Hợp...

Đi đôi với trồng trọt, huyện Thiệu Hóa thực hiện tái cơ cấu trong chăn nuôi theo hướng phát triển kinh tế trang trại với nuôi lợn và gia cầm là con nuôi chủ lực; nuôi bò trong chăn nuôi nông hộ;  con đặc sản chủ lực như rùa, ba ba, chim bồ câu.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 382 trang trại, trong đó có 35 trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại đạt tiêu chí mới. Các trang trại đạt doanh thu hơn 100 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho hơn 600 lao động, thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài ra, hiện có 168 hộ dân ở xã Thiệu Hợp nuôi con đặc sản như rùa, ba ba, thu lãi trung bình từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng/năm. Nuôi chim bồ câu cũng đang phát triển ở nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện, với đàn nuôi hơn 64.000 con; chăn nuôi bò hơn 14.000 con.

Để chăn nuôi phát triển bền vững, đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao, huyện khuyến khích các hộ dân đầu tư phát triển và mở rộng quy mô trang trại, đa dạng hóa vật nuôi phù hợp với từng trang trại, hạn chế phát triển về số lượng trang trại.

Đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình chăn nuôi con đặc sản ở xã Thiệu Hợp ra nhiều xã, thị trấn trên địa bàn. Thực hiện hỗ trợ kích cầu các mô hình nuôi chim bồ câu mới với quy mô từ 2.000 con trở lên... Đồng thời, tập trung phát triển đàn bò, đưa giống bò siêu thịt vào nuôi trên địa bàn.

Ngoài ổn định diện tích trồng lúa, với giải pháp đưa các giống lúa có tiềm năng, năng suất cao vào gieo trồng, xã Thiệu Nguyên chú trọng phát triển chăn nuôi, trong đó bò là con nuôi chủ lực và hiện có hơn 1.600 con, tỷ lệ lai sind ở đàn bò đạt hơn 80%, đồng thời trồng dâu nuôi tằm ở vùng đất bãi ven sông Chu. Đồng chí Nguyễn Kim Hồng, Chủ tịch UBND xã Thiệu Nguyên, cho biết: Hiện xã đã quy hoạch vùng trồng các loại cây phục vụ chăn nuôi bò.

Ngoài ra, xã tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dân có điều kiện vay vốn phát triển chăn nuôi trang trại, chăn nuôi bò. Mục tiêu của xã là tiếp tục phát triển đàn bò cả về số lượng và chất lượng, để các hộ chăn nuôi bò có thu nhập ngày càng cao.

Cùng với chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, tái cơ cấu trong nông nghiệp, huyện Thiệu Hóa quan tâm tìm đầu ra cho sản phẩm. Trước mắt, huyện đang kêu gọi, đàm phán để doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn; chế biến gạo tại xã Thiệu Long... Đồng thời, xây dựng trung tâm thương mại tại thị trấn Vạn Hà, đổi mới mô hình quản lý chợ nhằm tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng của nhân dân.


Có thể bạn quan tâm

Lan Tỏa “Cách Mạng Trắng” Hà Nam Tái Khởi Động Lan Tỏa “Cách Mạng Trắng” Hà Nam Tái Khởi Động

Hơn 150 con bò sữa nhập ngoại cùng hơn 2 tỉ đồng kinh phí hỗ trợ phát triển đã được đổ về thí điểm ở 4 huyện gồm Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng và Thanh Liêm. Đến năm 2006, đàn bò sữa ở Hà Nam đã có lúc tăng lên gần 400 con.

26/11/2014
Bấp Bênh Nghề Nuôi Ngao Bấp Bênh Nghề Nuôi Ngao

Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của tỉnh Thanh Hóa với sản lượng hàng năm khoảng hơn 15.000 tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân của tỉnh. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, đầu ra cho con ngao xuống thấp khiến cho nghề nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.

20/06/2014
Huyện Có Trên 5.000 Triệu Phú Huyện Có Trên 5.000 Triệu Phú

Nói đến Lục Ngạn (Bắc Giang) không thể không nhắc đến cây vải thiều. Tuy không phải là quê hương của cây vải tổ nhưng Lục Ngạn lại là nơi trồng vải thiều nhiều nhất nước và có kỹ thuật canh tác cũng vào loại chuyên nghiệp nhất. Trong 22.000 ha cây ăn quả các loại của huyện, vải thiều chiếm đến 18.000 ha.

26/11/2014
Doanh Nghiệp Cá Tra Chưa Phải Đăng Ký Xuất Khẩu Doanh Nghiệp Cá Tra Chưa Phải Đăng Ký Xuất Khẩu

Ngày 18/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Công văn số 1976/BNN-TCTS chỉ đạo tạm ngưng việc DN phải thực hiện thủ tục đăng ký và xác nhận giấy đăng ký Hợp đồng và XK sản phẩm cá tra với Hiệp hội cá tra Việt Nam.

20/06/2014
Đâu Là Lối Ra Cho Cá Rô Hậu Giang? Đâu Là Lối Ra Cho Cá Rô Hậu Giang?

Chi phí đắt đỏ, thiếu thị trường tiêu thụ là những áp lực đang đè nặng trên vai người nuôi cá rô Hậu Giang (cá rô đầu vuông), khiến người dân thiếu mặn mà với loại đặc sản này.

20/06/2014