Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Đi Bền Vững Cho Nghề Nuôi Cá Tra Ở An Giang

Hướng Đi Bền Vững Cho Nghề Nuôi Cá Tra Ở An Giang
Ngày đăng: 17/03/2013

Theo nhiều hộ nuôi cá tra trong tỉnh An Giang, giá cá nguyên liệu đang dao động ở mức 22.000 đồng/kg, với giá này người nuôi không có lời. 
Đây không phải là lần đầu tiên diễn ra tình trạng này, mà sự bấp bênh của nghề nuôi cá tra đã từng lặp đi lặp lại, đòi hỏi phải có hướng đi bền vững hơn… 
Ông Mạc Quang Trì, đang nuôi 3 triệu con cá tra ở xã Hòa Bình (Chợ Mới) cho biết: “Hiện tại, giá cá thị trường ở mức 21.000 - 22.000 đồng/kg, trong khi đó người nuôi phải đầu tư mỗi ký cá 23.000 đồng. Do đó, với giá 22.000 đồng/kg thì người nuôi sẽ bị lỗ nặng. Hy vọng, Hiệp hội Cá tra Việt Nam ra đời sẽ giúp người chăn nuôi ổn định được đầu ra. Đồng thời, phải thực sự là cầu nối giữa người nuôi, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và doanh nghiệp chế biến thức ăn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cho người nuôi. Ngoài ra, cũng cần Nhà nước hỗ trợ vốn vay để người nuôi mạnh dạn bám nghề…”. 
Còn ông Cao Lương Tri, hộ nuôi hơn 1 triệu con cá tra ở xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) kiến nghị, Hiệp hội Cá tra Việt Nam cơ cấu lại giá trị sản xuất, cụ thể nếu xuất vào thị trường Mỹ, EU và các nước Đông Âu thì phải đưa ra mức giá cụ thể sao cho người nuôi có lãi. Ông Tri cho biết thêm, nếu thị trường cá tra nằm ở mức giá 25.000 đồng/kg thì người nuôi mới có lời, bởi hiện nay giá con giống, thức ăn, xăng dầu, thuê nhân công đều tăng.

Trước đây, 15 héc-ta của ông Tri nuôi đến 5 triệu con giống. Thế nhưng những năm gần đây, giá cả bấp bênh nên ông đã giảm lượng cá giống lại chỉ còn khoảng 1 triệu con nuôi trong ao. Hiện tại, cá trong ao đã đạt trọng lượng từ 800gram đến ký, nhưng do giá cá nằm ở mức thấp nên ông Tri phải “neo” lại chờ nhóng giá. “Nuôi cá tra hồi hộp quá! Năm trúng năm thất, thị trường lúc tăng lúc giảm giá, không biết đường đâu mà liệu. Nếu thị trường cứ diễn ra như vầy, mà không có một “nhạc trưởng” đứng ra đều phối thì n Nam, 10 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang nuôi cá tra với diện tích khoảng 6.000 héc-ta, tổng sản lượng từ 1 - 1,2 triệu tấn (chiếm khoảng 95% sản lượng cả nước).

Trong đó, các tỉnh nuôi với diện tích lớn, gồm: An Giang, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ. Bên cạnh đó, các tỉnh có xu hướng phát triển nghề nuôi cá tra xuất khẩu, như: Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Với thế mạnh xuất khẩu cá tra, mặt hàng này đã có mặt ở 142 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, do sự phát triển ồ ạt đến mất kiểm soát nên nhiều năm qua sản phẩm cá tra lao dốc không phanh. Bên cạnh, công tác quản lý cũng bộc lộ nhiều yếu kém, mối liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu vẫn chưa thực hiện do mất lòng tin lẫn nhau… 
Nhiều chuyên gia và các nhà khoa học cho rằng, việc ra đời của Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người nuôi cá và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ở ĐBSCL cũng như cả nước. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thành công bước đầu trên chặng đường dài bảo vệ quyền lợi cho mặt hàng chủ lực của quốc gia. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, để nghề nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra phát triển một cách bền vững rất cần có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà. Trong đó, người nuôi và doanh nghiệp phải liên kết nhau trong chuỗi giá trị gia tăng để chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra. Nhà nước giữ vai trò quản lý và tạo sự đồng thuận giữa các địa phương trong việc quy hoạch vùng nuôi gắn với chế biến xuất khẩu. Trong khi đó, nhà khoa học có vai trò nghiên cứu để làm sao cho sản phẩm làm ra có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường. 
Trong thời gian tới, Hiệp hội sẽ cùng với các địa phương quy hoạch lại vùng nuôi theo đúng nhu cầu thực tế của thị trường xuất khẩu để tránh tình trạng cung vượt cầu như đã từng xảy ra. Đồng thời, rà soát lại một cách toàn diện về công suất các nhà máy chế biến xuất khẩu so với công suất thiết kế, vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp để có hình thức liên kết phù hợp. Ngoài ra, thực hiện có hiệu quả các hợp đồng về sản xuất, tiêu thụ giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến cũng như mở rộng thêm các hợp đồng khác. Hiệp hội cũng xây dựng giá bán sản phẩm đối với các doanh nghiệp theo hướng đảm bảo lợi ích hài hòa cho người nuôi và nhà chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến xuất khẩu và xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm trong nước nhằm giảm bớt áp lực và rủi ro khi thị trường tiêu thụ trên thế giới có biến động. 
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết: “Những tồn tại từ trước đến nay về cá tra vẫn còn quá lớn. Tuy nhiên, những nông dân và doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng sẽ được ưu tiên hỗ trợ về vốn để sản xuất. Chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để họ được tiếp cận vốn vay ngân hàng nếu hội đủ các điều kiện có hợp đồng liên kết sản xuất và có nơi tiêu thụ ổn định. Trong trường hợp đặc biệt, Hiệp hội sẽ đứng ra đề nghị với ngân hàng cho khoanh nợ, giãn nợ để ổn định sản xuất…”.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả đánh bắt tăng nhờ tàu cá công suất lớn Hiệu quả đánh bắt tăng nhờ tàu cá công suất lớn

Không dừng lại hành nghề khai thác hải sản bằng tàu vỏ gỗ, mà gần đây ngư dân Quảng Ngãi đã vươn khơi xa với tàu đánh cá vỏ thép, nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ.

08/08/2015
Hiệu quả từ mô hình cánh đồng lớn Hiệu quả từ mô hình cánh đồng lớn

Hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa, có năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh cao, vụ đông xuân 2014-2015, UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) triển khai xây dựng 5 mô hình cánh đồng lớn tại 4 xã với diện tích 123 ha, chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, sử dụng nhiều loại giống mới mang lại hiệu quả cao.

08/08/2015
Cây mận Bắc Hà trên đất Ham Soong Cây mận Bắc Hà trên đất Ham Soong

Tây Bắc là xứ sở của nhiều loài cây ăn trái, như: mận, đào, xoài... Khi nói đến mận, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến mận tâm hoa Bắc Hà. Giống mận này nổi tiếng ngọt, giòn, róc hạt và từ lâu đã trở thành thương hiệu quen thuộc của xứ sở sương mù Bắc Hà (Lào Cai). Thế nhưng ít ai biết rằng, ở mảnh đất Ham Soong, xã Vàng Đán (huyện Nậm Pồ), gần 20 năm qua cây mận Bắc Hà đã bén rễ và “âm thầm” cho những mùa “quả ngọt”.

08/08/2015
Hiệu quả mô hình trồng đậu tương trên đất lúa một vụ Hiệu quả mô hình trồng đậu tương trên đất lúa một vụ

Mô hình trình diễn canh tác 17,5ha đậu tương vụ đông xuân trên đất lúa một vụ tại các bản Háng Trợ A, B, C (xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông) do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) huyện cùng 51 hộ dân trên địa bàn thực hiện đạt kết quả ngoài mong đợi. Mô hình mở ra hướng sản xuất mới, giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực...

08/08/2015
Mường Chà tập trung chăm sóc lúa mùa Mường Chà tập trung chăm sóc lúa mùa

Hiện nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa kéo dài nhiều ngày là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh sinh trưởng, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cây lúa... Để hạn chế sâu bệnh hại lúa, huyện Mường Chà đã chỉ đạo phòng, ban chuyện môn, các xã, thị trấn hướng dẫn bà con cách phòng trừ sâu bệnh, thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời...

08/08/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.