Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Hướng dẫn vệ sinh sát trùng chuồng trại nuôi heo - Phần 1

Hướng dẫn vệ sinh sát trùng chuồng trại nuôi heo - Phần 1
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 03/06/2016

Chất sát trùng thường được sử dụng bao gồm:

Phenol

Các hợp chất chứa Clo

Hợp chất chứa I-ốt

Chất Quaternary ammonia (QAC)

Aldehyt

Peroxygen

Thuốc sát trùng có hai chức năng chính.

Đầu tiên để ngăn chặn các tác nhân lây nhiễm mới xâm nhập vào trại và thứ hai là để kiểm soát các sinh vật đã có trên trang trại và vẫn tồn tại với một số lượng lớn trong môi trường.

Quá trình sát trùng có thể được xem xét trong ba giai đoạn:

- Bước 1: loại bỏ các chất ô nhiễm trong tòa nhà, đó là phân, rác thải, bụi đất...

bằng cách quét dọn và phun nước với áp lực mạnh (nước nóng thì càng tốt)

- Bước 2: sử dụng các chất tẩy rửa (xà phòng) để hỗ trợ trong việc loại bỏ triệt để các chất hữu cơ.

- Bước 3: sử dụng các chất sát trùng.

Hãy nhớ rằng biện pháp vệ sinh sát trùng rẻ nhất mà vẫn có hiệu quả nhất định là quét dọn trước và sau đó là rửa lại bằng nước với xà phòng.

Điều này được minh họa bằng một kết quả khoa học ghi nhận sự chậm phát triển ở lợn vỗ béo quan sát được ở 2 trại heo kế cận nhau.

Cả hai trại này đều chưa từng thay đàn trong 2.5 năm.

Thí nghiệm được tiến hành trên một lứa heo nuôi từ 30-90 kg.

Trong trại một, chuồng nuôi được quét dọn sạch sẽ và rửa bằng nước pha xà phòng (không dùng thuốc sát trùng) trước khi đưa heo vào.

Trong trại thứ hai (trại đối chứng), chuồng nuôi không được làm sạch sau khi lứa heo trước đã xuất chuồng, trực tiếp đưa heo mới vào nuôi.

Kết quả cho thấy heo ở trại được vệ sinh đạt trung bình 90kg sớm hơn 9 ngày so với heo ở trại đối chứng.

Nguyên nhân chủ yếu của việc này là vì heo mới đưa vào trại đối chứng phải lập tức tiếp xúc với nhiều loại mầm bệnh trong không khí, rác thải, nền chuồng...

phổ biến nhất là viêm phổi Mycoplasma, viêm đại tràng.

Lưu ý là sau khi điều trị một ổ heo tiêu chảy, khả năng là trên tay và quần áo của người công nhân này đã có thể nhiễm 15-20 tỷ vi khuẩn.

Trong khi đó, chỉ cần 0.5-3 triệu vi khuẩn là đủ gây bệnh tiêu chảy cho heo con ở đàn mới.

Vì vậy, thói quen vệ sinh của con người là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe đàn gia súc.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi heo nái sinh sản như thế nào để năng suất vượt trội - Phần 3 Nuôi heo nái sinh sản như thế nào để năng suất vượt trội - Phần 3

Nuôi heo nái sinh sản như thế nào để năng suất vượt trội - Phần 3

03/06/2016
Tầm quan trọng của sứa đầu trong nuôi heo con - Phần 1 Tầm quan trọng của sứa đầu trong nuôi heo con - Phần 1

Cho heo con bú tối đa lượng sữa đầu trong 6 giờ đầu tiên là rất quan trọng cho sự sống còn của chúng. Cho bú luân phiên sẽ kích thích nái mẹ tăng tiết sữa đầu và cũng giúp heo con uống và hấp thu được nhiều sữa đầu.

03/06/2016
Tầm quan trọng của sứa đầu trong nuôi heo con - Phần 2 Tầm quan trọng của sứa đầu trong nuôi heo con - Phần 2

Tầm quan trọng của sứa đầu trong nuôi heo con - Phần 2

03/06/2016