Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Tầm quan trọng của sứa đầu trong nuôi heo con - Phần 2

Tầm quan trọng của sứa đầu trong nuôi heo con - Phần 2
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 03/06/2016

Ba chân kiềng này bao gồm:

1/ Công suất sữa của lợn nái

2/ Sức sống của lợn con

3/ Cách chăm sóc, quản lý để hỗ trợ heo con giành lượng sữa đầu

Mục đích của bài viết này chỉ nhắm đến yếu tố thứ 3 được nêu trên.

Chúng ta không được quên rằng chúng ta cần phải cung cấp các điều kiện để hầu hết lợn con tự mình có thể nhận đủ sữa đầu đồng thời thực hiện những nỗ lực hơn nữa để tạo điều kiện cho những heo con yếu hơn.

Vì vậy, sẽ rất phí công nếu chúng ra cố gắng giúp heo con bú sữa đầu đầy đủ, nhưng lại không bỏ công sức và thời gian để giúp heo con tiết kiệm năng lượng, gia tăng sức sống (Ví dụ, ta cần lau khô heo con sau khi sinh, duy trì nhiệt độ của chúng bằng đèn úm) hoặc đã không chăm sóc thể trạng nái để khi vào đẻ, chúng không có đủ năng lượng và dinh dưỡng dự trữ đủ để sản xuất đủ sữa đầu và sữa.

Có các phương thức cụ thể để tạo điều kiện hoặc trực tiếp cung cấp sữa đầu cho lợn con yếu hơn so với những con khác.

Trên trang trại, bạn có thể thực hiện các kỹ thuật khác nhau:

- Luân phiên cho heo con bú, hoặc vắt sữa đầu rồi cho heo con yếu uống riêng từng con một

- Tách riêng những con lớn hơn trong khoảng thời gian 90 phút để cho phép những con nhỏ hơn bú sữa đầu mà không bị cạnh tranh từ các anh em lớn hơn của chúng.

Khi thực hiện việc này, thường có 2 lỗi lớn bạn cần phải tránh:

+ Quá nhiều heo con bị tách ra, nghĩa là để lại quá ít heo con vừa nhỏ vừa yếu để bú mẹ.

Làm như vậy sẽ không đủ kích thích vú cho nái sản xuất sữa đầu.

Bạn cần luôn luôn để lại nhiều hơn 7 heo con.

+ Heo con đó quá yếu: có thể là một số heo con quá yếu ngay từ khi sinh, hoặc đôi khi việc phát hiện heo con yếu và quyết định tách những con lớn ra được thực hiện quá trễ nên những con heo yếu đã trở nên quá yếu.

Nên ngay cả việc tách những heo khỏe ra khỏi mẹ cũng không giúp những heo con quá yếu này tiếp cận núm vú được.

Trong hoàn cảnh đó, việc vắt sữa đầu và cho uống trực tiếp từng con một là tốt hơn.

- Giúp heo con tiếp cận núm vú, sau đó để chúng tự thân vận động trong việc bú sữa dưới sự giám sát và giúp đỡ khi cần thiết.

- Cho uống sữa đầu trực tiếp: nên thực hiện với những heo con có trọng lượng sinh thấp hơn 800 g, hoặc những con bị lạnh, có sức sống thấp.

Theo kinh nghiệm, chúng tôi có thể thu thập sữa đầu từ chính những heo mẹ, hoặc từ những nái mới vừa sinh hoặc thậm chí trước khi nái sinh con.

Cách tốt nhất là sử dụng sữa đầu còn tươi (dùng ngay lập tức sau khi thu thập), mặc dù bạn cũng có thể giữ nó trong tủ lạnh trong một vài giờ hoặc thậm chí là cất giữ trong tủ đông đá.

Sữa đầu nên được cho bú trực tiếp bằng bình bú hoặc bơm vào miệng heo con với một ống tiêm không có kim.

Hai đến ba liều 15-20 ml/liều trong những giờ đầu tiên sau khi sinh là rất rất tốt.

Làm ấm sữa đầu lên 30°C sẽ tạo điều kiện cho heo con nuốt nó dễ dàng hơn.

Tuy nhiên những việc này rất tốn thời gian nên thường chỉ dành riêng cho những lợn con có cân nặng rất thấp, hoặc những con không đủ sức để tự tìm bầu vú mẹ.

 


Có thể bạn quan tâm

Nuôi heo nái sinh sản như thế nào để năng suất vượt trội - Phần 2 Nuôi heo nái sinh sản như thế nào để năng suất vượt trội - Phần 2

Nuôi heo nái sinh sản như thế nào để năng suất vượt trội - Phần 2

03/06/2016
Nuôi heo nái sinh sản như thế nào để năng suất vượt trội - Phần 3 Nuôi heo nái sinh sản như thế nào để năng suất vượt trội - Phần 3

Nuôi heo nái sinh sản như thế nào để năng suất vượt trội - Phần 3

03/06/2016
Tầm quan trọng của sứa đầu trong nuôi heo con - Phần 1 Tầm quan trọng của sứa đầu trong nuôi heo con - Phần 1

Cho heo con bú tối đa lượng sữa đầu trong 6 giờ đầu tiên là rất quan trọng cho sự sống còn của chúng. Cho bú luân phiên sẽ kích thích nái mẹ tăng tiết sữa đầu và cũng giúp heo con uống và hấp thu được nhiều sữa đầu.

03/06/2016