Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Hướng Dẫn Quy Trình Xử Lý Ao Tôm Bệnh Đốm Trắng Và Bệnh Taura Khi Có Dịch Bệnh Xảy Ra

Hướng Dẫn Quy Trình Xử Lý Ao Tôm Bệnh Đốm Trắng Và Bệnh Taura Khi Có Dịch Bệnh Xảy Ra
Ngày đăng: 08/03/2014

Tính từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình dịch bệnh tôm biển nuôi thâm canh, bán thâm canh đang diễn biến phức tạp với tần suất ngày càng cao đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân nuôi tôm trên 3 huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.

Do đó, để hoạt động nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh được ổn định trong mùa mưa sắp tới, giảm thiệt hại do dịch bệnh và nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh trên ao tôm nuôi cho người dân, Chi cục Nuôi trồng thủy sản đưa ra hướng dẫn quy trình xử lý dịch bệnh trên tôm nuôi khi có dịch bệnh xảy ra như sau:

Khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh đốm trắng, bệnh Taura hoặc tôm chết không rõ nguyên nhân thì người nuôi nhanh chóng đóng kín cửa cống, tuyệt đối không tự ý xả thải nước, tôm chết trong ao ra ngoài môi trường tự nhiên.

Báo ngay cho ban quản lý vùng nuôi, UBND xã hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để được hướng dẫn cách ly, thu hoạch và hỗ trợ hóa chất xử lý tiêu hủy mầm bệnh.

Ngay sau khi xác định tôm nuôi bị nhiễm virus bệnh đốm trắng hoặc Taura thì tiến hành tiêu hủy ao tôm bệnh ngay, với sự chứng kiến của cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản và cán bộ quản lý địa phương.

Việc tiêu hủy được tiến hành như sau: Trong trường hợp các ao nuôi có thể thu hoạch được thì tiến hành thu hoạch ngay, nhưng không được tự ý xả thải nước và xác tôm chết trực tiếp ra ngoài tự nhiên và môi trường nuôi xung quanh, mà chuyển nước từ ao nuôi sang ao lắng hoặc ao chứa khác để xử lý sau khi thu hoạch xong. Trong trường hợp các ao nuôi không được thu hoạch thì sử dụng hóa chất hỗ trợ tiêu hủy, xử lý ngay nước trong ao tôm bệnh đó.

Tuyệt đối cơ sở nuôi không nên kéo dài thời gian để cố gắng điều trị bệnh virus đốm trắng, bệnh Taura mà làm chậm trễ công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản của cơ quan chức năng, làm lây lan mầm bệnh cho các ao nuôi khác trong vùng.

Đối tượng được hỗ trợ hóa chất: tất cả các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh có tôm nuôi bị nhiễm bệnh đốm trắng (WSSV) hoặc bệnh Taura (TSV).

Thời gian hỗ trợ: trong vụ nuôi tôm biển 2011.

Hóa chất hỗ trợ: liều lượng 01 lít ST.Gaxa/3.500m3.

Mức hỗ trợ: 100% lượng hóa chất ST.Gaxa để tiêu hủy mầm bệnh trong ao nuôi. Sau khi nhận hóa chất, pha chế đúng liều thì tạt đều khắp ao đồng thời mở máy quạt nước suốt trong quá trình xử lý.

Lưu ý cơ sở nuôi phải giữ kín nước trong ao nuôi tôm bệnh tối thiểu 15 ngày tính từ ngày xử lý hóa chất, mới được xả nước ra ngoài môi trường tự nhiên. Trách nhiệm kiểm soát cơ sở nuôi do ban quản lý vùng nuôi hoặc chính quyền địa phương thực hiện.

Cơ sở nuôi bị thiệt hại nên áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan từ ao này sang ao khác, dùng riêng và khử trùng các dụng cụ sau mỗi lần sử dụng.

Chỉ tiến hành thả nuôi tiếp sau khi đã có đầy đủ thông tin từ kết quả quan trắc môi trường, mầm bệnh, khuyến cáo lịch thời vụ của cơ quan quản lý thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu về tảo lam trong nuôi trồng thủy sản Tìm hiểu về tảo lam trong nuôi trồng thủy sản

Khuẩn lam hay còn gọi là tảo lam, rất hay gặp trong ao nuôi thủy sản, nó có tác hại không nhỏ đến sự phát triển động vật thủy sản. Hiện nay việc hạn chế sự phát triển của tảo lam là không đơn giản, vì thế bà con cần phải có biện pháp hạn chế sự phát triển của tảo lam.

07/08/2015
Tác dụng của thuốc trong nuôi trồng thủy sản Tác dụng của thuốc trong nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản việc sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong quá trình nuôi thâm canh càng cao thì việc sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh càng nhiều. Hiện nay, tính vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung hay trong các mặt hàng thủy sản nói riêng ngày càng được chú trọng.

07/08/2015
Nỗi ám ảnh kháng sinh trong tôm Nỗi ám ảnh kháng sinh trong tôm

Để xảy ra dịch bệnh tràn lan, phải sử dụng kháng sinh bừa bãi, hậu quả sản phẩm tôm nhiễm dư lượng kháng sinh, lỗi trực tiếp nằm ở các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ?

07/08/2015
Chlorin và TCCA có hiệu quả diệt khuẩn cao trong nuôi tôm Chlorin và TCCA có hiệu quả diệt khuẩn cao trong nuôi tôm

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tôm (Bộ Nông nghiệp và PTNT), hiện nay có khoảng 10 loại hóa chất thường được sử dụng trong ao nuôi tôm với mục đích khử trùng, diệt khuẩn nước ao tôm trước khi thả giống cũng như xử lý nước định kỳ trong quá trình nuôi để phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, qua đánh giá chỉ có một vài loại hóa chất là có hiệu quả diệt khuẩn cao trong môi trường ao nuôi tôm.

07/08/2015
Quản lý thức ăn cải thiện lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh Quản lý thức ăn cải thiện lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh

Nhằm đảm bảo chất lượng nước tối ưu và đáy ao sạch ở các trang trại nuôi tôm thì việc chọn chất lượng thức ăn tốt ổn định và việc theo dõi cẩn thận sàng cho ăn dựa trên bảng hướng dẫn cho ăn đã được chứng minh/thử nghiệm là các bước thực hành khuyến nghị để kiểm soát lượng thức ăn cho vào ao.

06/08/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.