Hợp Tác Xã Thủy Sản Rạng Đông Công Khai Minh Bạch, Tập Hợp Sức Mạnh Xã Viên
Thời gian gần đây, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, Bến Tre) quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu có hiệu quả. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi thì việc công khai minh bạch, phát huy dân chủ cơ sở là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công chung của HTX.
Một ngày đầu tháng 8-2014, tôi đến HTX Thủy sản Rạng Đông, cùng thời điểm hàng trăm xã viên đang khai thác nghêu thịt. Trong không khí lao động nhộn nhịp, tôi nhận thấy các xã viên có điểm chung là yêu lẽ phải và sống hết mình vì lợi ích cộng đồng.
Anh Nguyễn Văn Tùng (30 tuổi, ấp Thới Lợi 1) chia sẻ: Thời gian qua, các HTX nghêu khác bị phá vỡ do nhiều lý do nhưng cuối cùng người chịu thiệt vẫn là xã viên. Không ít lần, những người bắt nghêu trộm có ý định đột nhập vào sân nghêu của HTX nhưng gặp phải sự ngăn cản kiên quyết của lực lượng bảo vệ và xã viên nên đã từ bỏ ý định. Nhờ vậy, nhiều năm liền, HTX Thủy sản Rạng Đông đã quản lý và khai thác con nghêu có hiệu quả.
Anh Nguyễn Hoàng Hiếu (31 tuổi, ấp Thới Lợi 2) cho biết: Ban chủ nhiệm, Ban kiểm soát, Ban quản trị (BQT) của HTX luôn công khai, minh bạch tài chính. Những ưu tư, thắc mắc của xã viên đều được giải đáp thấu tình, đạt lý.
Hàng năm, xã viên đều được nhận tiền ăn chia cộng với tiền bắt nghêu thuê cho HTX, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình. Có thú vị nào bằng, cùng tập thể xã viên khai thác nghêu, rồi chờ nhận tiền công lao động, mọi người cảm nhận như đang xích lại gần nhau hơn và cùng quyết tâm bảo vệ sân nghêu.
Trong căn nhà nho nhỏ của BQT HTX, tôi ấn tượng với những con số chi tiết trên bảng liệt kê về thu chi tài chính và quyết định của Hội đồng Biển quốc tế chứng nhận thương hiệu nghêu sạch MSC cho nghêu của HTX Thủy sản Rạng Đông. “Chúng tôi khai thác trên nguyên tắc đều công cho tất cả xã viên, cố gắng hạn chế sự chênh lệch về thu nhập, sao cho ai cũng được hưởng tương đối và qua đó cũng tạo việc làm thường xuyên cho bà con.
Ngoài ra, chúng tôi luôn cố gắng nâng chất lượng nghêu thịt để đồng hành cùng thương hiệu MSC, nhằm khẳng định giá trị của nghêu Bến Tre nói riêng và nghêu Việt Nam nói chung tại thị trường trong nước và trên thế giới” - ông Mai Văn Tiến - Trưởng BQT HTX Thủy sản Rạng Đông khẳng định.
Từ đầu năm 2014 đến nay, trên diện tích đất 900ha, con nghêu thiên nhiên đã đem lại doanh thu cho HTX trên 41 tỷ đồng. HTX đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 500 lao động, với tiền công lao động là 9,174 tỷ đồng, tiền ăn chia cho 9.127 xã viên là 14,709 tỷ đồng. Ngoài ra, HTX còn sử dụng quỹ phúc lợi đầu tư cùng địa phương triển khai thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới.
Trường hợp xã viên bị ốm đau, bệnh tật đều được HTX thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời để góp phần chia sẻ khó khăn cùng gia đình. Tín hiệu vui là UBND tỉnh vừa quyết định giao cho HTX quản lý thêm hơn 6,5km bãi biển (khoảng 300ha) thuộc khu vực cồn Chày Mười, hứa hẹn tăng thêm nguồn thu và giải quyết việc làm cho xã viên.
Ông Nguyễn Minh Hùng - Chủ tịch UBND xã Thới Thuận cho biết: Thời gian qua, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm đáng kể, hiện còn 4,7%, trong đó có sự đóng góp khá quan trọng của HTX Thủy sản Rạng Đông.
HTX đã tạo việc làm thường xuyên cho thanh niên địa phương, tăng thu nhập cho từng hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống cho bà con trong xã. Ngoài việc đóng góp vào ngân sách xã, HTX còn sử dụng quỹ phúc lợi để thực hiện an sinh xã hội, tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo khởi sắc xã Thới Thuận.
Phải biết đề cao lòng tự trọng
“Tôi hiểu rằng có nhiều người nghèo khó, những gia đình thiếu lao động tham gia khai thác nghêu, những người có lòng tự trọng thà chịu thiệt thòi ở nhà… chứ không chấp nhận mang tội danh “trộm nghêu”. Tôi nghĩ những con người đó cần được bảo vệ.
Ngược lại, có những người khỏe mạnh nhưng vì lợi ích cá nhân, bất chấp đúng - sai, đã ngang nhiên đi trộm nghêu của chung, số tiền kiếm được cao hơn rất nhiều so với ăn chia của HTX. Bản thân họ không biết xấu hổ nên bị bà con lối xóm xa lánh, tình làng nghĩa xóm sứt mẻ dần...” - xã viên Lê Hoàng Bảo (27 tuổi, ấp Thới An) bộc bạch.
Có thể bạn quan tâm
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, Công ty TNHH một thành viên Thông Thuận - Kiên Giang (Cty Thông Thuận) vừa thu hoạch vụ nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang với năng suất đạt gần 17 tấn/ha.
Trên diện tích đất của những dự án hàng triệu đô la đầu tư nhưng mau chóng đóng cửa, bỏ hoang, nhiều hộ nông dân mạnh dạn thuê lại để đầu tư nuôi trồng thủy sản và đạt hiệu quả cao.Đó là thực tế đã diễn ra ở Hà Tĩnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong thời gian 10 năm trở lại đây. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Mại ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà và bà Nguyễn Thị Hạnh ở xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà.“Đâm đầu vào đá”
Sáng 28-6, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí chủ trì họp khẩn cùng các cơ quan chức năng TP rà soát, triển khai các biện pháp phòng chống dịch heo tai xanh đang “nóng” ở một số vùng của các tỉnh lân cận TP.
Ba Chẽ là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh, với trên 79,8% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân trong huyện chủ yếu làm nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng. Không cam chịu cái nghèo khó đeo đẳng, nhiều gia đình ở Ba Chẽ đã vươn lên tìm hướng thoát nghèo. Một trong những hướng đó là nuôi lợn rừng.
Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh Bình Định, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã xây dựng và thực hiện liên minh sản xuất (LMSX) lúa giống xác nhận bền vững, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực…