Hơn 160 Nghìn Hộ Dân Hợp Đồng Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Bộ Tài chính cho biết, sau 1 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 160.787 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm, trong đó có 85% hộ nghèo.
Giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, thủy sản là 1.845 tỷ đồng, phí bảo hiểm là 130.518 triệu đồng,
Cụ thể, về cây lúa, tại các tỉnh Bình Thuận, Đồng Tháp, Nghệ An, Thái Bình, Hà Tĩnh, Nam Định, An Giang, tổng diện tích trồng lúa đã tham gia bảo hiểm là 36.997 ha; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 149.502 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm hơn 823.255 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 35.97 triệu đồng; đã phát sinh bồi thường tại Nghệ An và Hà Tĩnh là 6 tỷ đồng.
Về vật nuôi, tại các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Định, Hà Nội, tổng số vật nuôi đã được đăng ký tham gia bảo hiểm là: 3.700 con trâu, bò; 179.800 con lợn và 821.000 con gia cầm; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 7.362 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm 186.378 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 12.259 triệu đồng; đã phát sinh bồi thường 23 triệu đồng.
Về thuỷ sản, tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau có tổng diện tích tham gia bảo hiểm là 1.032 ha; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 3.923 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm là 836.340 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 82.288 triệu đồng; đã phát sinh bồi thường 35.854 triệu đồng.
Bộ Tài chính cho biết, có được các kết quả tích cực trên bởi vì các cơ chế chính sách đã ban hành khá đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện cho các địa phương, các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức triển khai thực hiện.
Các quy định mới như (bổ sung đối tượng bảo hiểm vật nuôi, tôm/cá và mở rộng rủi ro được bảo hiểm đối với cây lúa, vật nuôi, thủy sản, nâng mức năng suất được bảo hiểm đối với cây lúa lên 90% năng suất bình quân xã hoặc của đơn vị được bảo hiểm...) sẽ tăng thêm quyền lợi cho người được bảo hiểm khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra và thuộc phạm vi bảo hiểm.
Bộ Tài chính cho biết, theo kế hoạch, thời gian thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp kéo dài đến hết ngày 30/6/2014.
Có thể bạn quan tâm

Thay thế sức kéo của 8 người, rút ngắn thời gian kéo chỉ còn 1/5 lần, tăng lượt thả lưới gấp 3 lần… chiếc máy kéo lưới bằng thủy lực do anh Lê Phước Hoàng (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), chủ cơ sở sửa chữa động cơ máy thủy Phước Hoàng chế tạo đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con ngư dân hành nghề đánh bắt lưới rê, lưới cá.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện giá cá tra nguyên liệu đang ở mức thấp, chỉ từ 22.000 đến 23.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu tăng trở lại.

Tận dụng tiềm năng lợi thế mặt nước, mấy năm trở lại đây, nghề nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đã được người dân huyện Quỳnh Nhai đầu tư nuôi và bước đầu đã mang lại hiệu quả, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế...

Từ đầu tháng 6/2015 giá cá tra nguyên liệu liên tục giảm mạnh. Hiện giá cá tra được các doanh nghiệp mua với giá chỉ 19.200 - 19.300 đồng/kg (giảm 4.300 - 7.200 đồng/kg so với tháng 1/2015), dưới giá thành sản xuất khoảng 3.000 đồng/kg. Những người nuôi cá tra đang lo lắng sắp vào chu kỳ giảm giá mới.

Mặc dù có tiềm năng lợi thế nhưng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Nghệ An vẫn đang khó khăn chồng chất. Kim ngạch xuất khẩu nhỏ lẻ, thiếu bền vững và cho đến nay, chưa có giải pháp nào đủ mạnh để tạo cú huých cho sản phẩm này.