Hơn 1.000 Ha Rau Quả Tập Trung Được Doanh Nghiệp Bao Tiêu Sản Phẩm

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng cánh đồng mẫu lớn của tỉnh, nhiều địa phương đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh. Cùng với đó là chuyển đổi những diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém năng suất sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao.
Trong vụ xuân 2014, toàn tỉnh Thanh Hóa có 1.079 ha đất nông nghiệp được sản xuất rau quả theo hướng tập trung và được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm; trong đó, ớt là loại cây trồng bao tiêu nhiều nhất, với diện tích tới 669 ha, sau đó là ngô ngọt, thanh long, dưa bao tử...
Theo tính toán của bà con nông dân, những diện tích rau quả được bao tiêu, đặc biệt là những diện tích được sản xuất theo hình thức cánh đồng mẫu lớn cho thu nhập cao hơn hẳn như: cây ớt đã trừ chi phí bình quân cho thu nhập 170 triệu đồng/ha/vụ; cây ngô ngọt, dưa bao tử cho thu nhập bình quân 80-90 triệu đồng/ha/vụ...
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, giá cá tra ở Đồng Tháp nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng mạnh. Song, thay vì phấn khởi, vui mừng, nông dân lại thấy lo bởi nhiều khả năng đây chỉ là cơn “sốt giá ảo”.

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thu nhập đã được nông dân Bến Tre ứng dụng rộng rãi. Tùy theo điều kiện đất đai, môi trường nước và nguồn vốn, nông dân đã chọn nuôi những đối tượng khác nhau, trong đó, con cá sặc rằn được nuôi phổ biến ở vùng Lạc địa, thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Ninh cho biết, đã xác định được nguyên nhân làm hàng ngàn con cá nuôi bè bị các vết lở loét.

Ông Nguyễn Văn Hơn cư ngụ ở ấp Đồng Lớn 2, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình trồng bông súng kết hợp nuôi cá trên diện tích 14 công tầm cấy (1,82 ha) đã 3 năm nay, cho hiệu quả rất cao.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, do giá các sản phẩm chăn nuôi thường xuyên bán dưới giá thành nên trong vòng hai năm qua người chăn nuôi đã lỗ 27.000 tỷ đồng.