Hội Nghị Toàn Cầu Về Thú Y Thủy Sản

200 đại biểu của 87 nước thành viên thuộc Tổ chức Thú y thế giới đã tham dự phiên khai mạc hội nghị.
Hội nghị toàn cầu lần thứ 3 về thú y, thủy sản diễn ra sáng nay (20/1) tại Thành phố Hồ Chí Minh do Tổ chức Thú y thế giới (OIE) phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. 200 đại biểu của 87 nước thành viên thuộc Tổ chức Thú y thế giới đã tham dự phiên khai mạc hội nghị.
Trong 3 ngày, Hội nghị sẽ thông qua các tuyên bố chung, thông báo, thuyết trình kỹ thuật và thảo luận về các bộ công cụ đánh giá hiệu quả đối với việc thực thi công tác thú y nói chung, hệ thống thú y thủy sản nói riêng.
Nuôi trồng thủy sản được công nhận là ngành sản xuất thực phẩm từ động vật phát triển nhanh nhất trên thế giới với gần 50% nguồn cung toàn cầu các loài thủy sản từ nuôi trồng cho con người tiêu thụ hiện nay.
Tại Việt Nam, sản lượng nuôi trồng của ngành thủy sản tăng bình quân hơn 4%/năm, riêng thủy sản nuôi tăng hơn 10%/năm trong 10 năm nay. Việt Nam đang nỗ lực giám sát phòng chống dịch bệnh thủy sản, kiểm soát lượng tồn dư hóa chất trong sản phẩm thủy sản theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú Y thế giới.
Ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết: “Thông qua Hội nghị lần này, chúng tôi mong muốn sẽ nắm được thông tin về khoa học - kỹ thuật, cách phòng trị bệnh cho cá tra của các nước tiên tiến để áp dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và giảm chi phí chống dịch bệnh cho con cá tra Việt Nam, tạo điều kiện để phát triển ngành cá tra theo hướng bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, tổng diện tích cây điều ở Bình Phước khoảng 135.000 ha, trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 132.575 ha. Dự kiến năng suất gần 1tấn/ ha thì sản lượng điều của tỉnh đạt hơn 132 ngàn tấn. Từ một loại cây trồng chủ lực, cây điều đã trở thành cây làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên đất Bình Phước.

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm. Tình trạng giá nghêu thịt xuống thấp làm cho các xã viên HTX nuôi nghêu thương phẩm Đất Mũi lâm vào tình cảnh lao đao.

Dùng chày gỗ đập chết, để trên nền đất sau khi đánh bắt... là những nguyên nhân khiến cho cá ngừ Việt Nam khó xuất sang Nhật Bản để làm các món tươi sushi, sashimi.

Trong đó, lúa xuân 3.310,48 ha, đạt 98,53% KH; ngô đông xuân 25.290,31 ha, đạt 101,24% KH; đỗ tương 1.011,44 ha, đạt 87,82% KH; thuốc lá 3.739,56 ha, bằng 111,85% KH; mía 4.110,24 ha, đạt 96,79% KH...

Nhận thấy tiềm năng kinh tế lớn từ việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, 12 hộ nông dân ở xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội đã góp vốn để chăn nuôi lợn, gà, cá theo quy mô lớn.