Hội Nghị Toàn Cầu Về Thú Y Thủy Sản

200 đại biểu của 87 nước thành viên thuộc Tổ chức Thú y thế giới đã tham dự phiên khai mạc hội nghị.
Hội nghị toàn cầu lần thứ 3 về thú y, thủy sản diễn ra sáng nay (20/1) tại Thành phố Hồ Chí Minh do Tổ chức Thú y thế giới (OIE) phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. 200 đại biểu của 87 nước thành viên thuộc Tổ chức Thú y thế giới đã tham dự phiên khai mạc hội nghị.
Trong 3 ngày, Hội nghị sẽ thông qua các tuyên bố chung, thông báo, thuyết trình kỹ thuật và thảo luận về các bộ công cụ đánh giá hiệu quả đối với việc thực thi công tác thú y nói chung, hệ thống thú y thủy sản nói riêng.
Nuôi trồng thủy sản được công nhận là ngành sản xuất thực phẩm từ động vật phát triển nhanh nhất trên thế giới với gần 50% nguồn cung toàn cầu các loài thủy sản từ nuôi trồng cho con người tiêu thụ hiện nay.
Tại Việt Nam, sản lượng nuôi trồng của ngành thủy sản tăng bình quân hơn 4%/năm, riêng thủy sản nuôi tăng hơn 10%/năm trong 10 năm nay. Việt Nam đang nỗ lực giám sát phòng chống dịch bệnh thủy sản, kiểm soát lượng tồn dư hóa chất trong sản phẩm thủy sản theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú Y thế giới.
Ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết: “Thông qua Hội nghị lần này, chúng tôi mong muốn sẽ nắm được thông tin về khoa học - kỹ thuật, cách phòng trị bệnh cho cá tra của các nước tiên tiến để áp dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và giảm chi phí chống dịch bệnh cho con cá tra Việt Nam, tạo điều kiện để phát triển ngành cá tra theo hướng bền vững”.
Related news

Nông dân vùng núi đang thu hoạch rộ các loại xoài núi nhưng giá bán chỉ bằng phân nửa so năm trước. Ông Trần Hà Khê (ngụ ấp An Thạnh, xã Lê Trì, Tri Tôn, An Giang), vừa thu hoạch 50 gốc xoài Thanh Ca tại bến Ô Vàng (núi Dài), năng suất đạt 9 tấn, bán tại chỗ 8.500 đồng/kg, thấp hơn 8.000 đồng/kg so năm trước.
Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông nghiệp đang loay hoay tìm thị trường tiêu thụ thì thời gian gần đây, sản phẩm nhãn Idor của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như: Mỹ, Anh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

Nguyên nhân là do nhiệt độ ban ngày tăng cao và trong thời gian dài khiến cho khả năng kháng bệnh của tôm giảm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, dù bố trí lịch thả giống chậm hơn mọi năm và khuyến cáo nông dân chuẩn bị kỹ điều kiện nuôi nhưng mấy ngày qua, tôm nuôi trên địa bàn vẫn bị chết hàng loạt.

Ở phía Bắc, cá chép, cá trắm giòn… không còn xa lạ nhưng với nông dân miền Tây, đây là loài nuôi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, qua nắm bắt thông tin kỹ thuật, tìm tòi học hỏi tài liệu, ông Phạm Đăng Thập (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã thành công khi đem cá chép giòn về nuôi thương phẩm.

Cần đổi mới công nghệ bảo quản hải sản mới nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong ảnh: Cá ngừ (bò) được bốc lên xe đưa vào nhà máy chế biến thủy sản.