Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Học trồng rau an toàn, nông dân thành triệu phú

Học trồng rau an toàn, nông dân thành triệu phú
Tác giả: Đức Thịnh
Ngày đăng: 21/03/2017

Để nông dân (ND) trồng rau an toàn đạt chất lượng, Hội ND xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc (Hải Dương) đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND tỉnh mở các lớp trồng rau an toàn (RAT), quảng bá sản phẩm.

Trong ảnh: Cán bộ Hội Nông dân các cấp tỉnh Hải Dương thăm mô hình trồng RAT ở thôn Lúa. Ảnh: Đ.T

Học ngay trên ruộng rau

Trao đổi với chúng tôi về tình hình địa phương, ông Nguyễn Văn Luổn – Chủ tịch Hội ND xã Đoàn Thượng cho hay, đầu năm 2016, UBND xã đã giao Hội ND xã thực hiện Đề án “Quy hoạch và xây dựng vùng rau, hoa, quả tập trung theo hướng an toàn, phù hợp với kinh tế nông nghiệp ven đô giai đoạn 2016 -2020”.

Theo đó, năm 2016, Hội ND xã chọn thôn Lúa làm điểm để xây dựng và hỗ trợ vùng trồng rau tập trung. Hội ND xã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND tỉnh mở 1 lớp dạy nghề trồng RAT cho 35 học viên.

“Cùng với học lý thuyết, học viên tham gia lớp dạy nghề được hỗ trợ giống rau, phân bón, chế phẩm sinh học trồng RAT để thực hành ngay trên ruộng rau nhà mình. Đến nay, Hội ND đã tổ chức được 3 – 4 lớp” - ông Luổn cho hay.

Ông Luổn thông tin, bên cạnh việc tổ chức thành công các lớp dạy nghề, Hội ND xã đã quy hoạch được 3 vùng sản xuất rau tập trung ở thôn Lúa với tổng diện tích gần 30ha. “Đến nay, thu nhập của bà con trồng RAT ở thôn Lúa được cải thiện rõ rệt” - ông Luổn phấn khởi.

Sức khỏe đảm bảo, thu nhập tăng

Cùng với học lý thuyết, học viên tham gia lớp dạy nghề được hỗ trợ giống rau, phân bón, chế phẩm sinh học trồng rau an toàn để thực hành ngay trên ruộng rau nhà mình nên rất phấn khởi. Đến nay, Hội Nông dân đã tổ chức được 3 – 4 lớp dạy nghề trồng RAT”. Ông Nguyễn Văn Luổn

Ông Lê Văn Bàng là 1 trong những hộ đầu tiên ở xã chuyển đổi từ diện tích trồng lúa sang trồng rau. Trước đây ông Bàng chủ yếu trồng và sản xuất rau theo hướng tự phát. Sau khi tham gia lớp học, cuộc sống gia đình ông Bàng đã có nhiều thay đổi. Hiện, ông có diện tích trồng RAT lớn nhất thôn Lúa với 1ha rau.

“Trồng RAT khác với cách trồng rau truyền thống. Sau lớp học, gia đình tôi đã biết thực hiện việc ghi chép nhật ký trồng RAT. Theo đó, người trồng rau không được phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi. Bón phân, dùng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng thời gian cách ly). Có thể nói, trồng RAT cầu kỳ nhưng đầu ra ổn định. Bình quân, từ trồng RAT gia đình tôi thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm” - ông Bàng phấn khởi khoe.

Anh Lê Thạc Bình – Bí thư chi bộ thôn Lúa cho hay: “Thôn Lúa có 170 hộ dân, thì 100% hộ dân trong thôn đều chuyên canh trồng rau. Mỗi năm, bà con nơi đây trồng 3-4 vụ rau, mùa nào thức nấy. Từ khi tham gia lớp dạy nghề trồng RAT, được làm việc trong môi trường sạch, bản thân người trồng và người tiêu dùng đều phấn khởi vì được sống khỏe… Không những được lợi về sức khỏe mà đầu ra ổn định, thu nhập theo đó cũng tăng lên. Năm 2016, cánh đồng RAT thôn Lúa cho thu nhập bình quân 300 triệu đồng/ha/năm”.


Có thể bạn quan tâm

Lão nông làm giàu giữa “rốn mặn” U Minh Lão nông làm giàu giữa “rốn mặn” U Minh

Từng bị nói là... không bình thường, nhưng với quyết tâm của mình, ông Quách Thanh Sử ( ở ấp 2, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau) đã chinh phục vùng đất

20/03/2017
Quảng bá chưa hiệu quả, nông sản sạch bí đầu ra Quảng bá chưa hiệu quả, nông sản sạch bí đầu ra

Sau 5 năm thực hiện đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”, bảo đảm đầu ra cho rau an toàn (RAT), trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn nhiều khó khăn

20/03/2017
Tưới nhỏ giọt cho cây trồng cạn, tiết kiệm và hiệu quả Tưới nhỏ giọt cho cây trồng cạn, tiết kiệm và hiệu quả

Tưới tiết kiệm nước và điều tiết tưới một cách khoa học là một trong những giải pháp thủy lợi tối ưu trong điều kiện biến đổi khí hậu để tiến hành sản xuất

20/03/2017