Hoàn Thành Vượt Mức Chỉ Tiêu Mua Tạm Trữ Lúa Gạo
Tính đến ngày 5-8, Công ty Lương thực Tiền Giang đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo hè thu năm 2013. Cụ thể: thu mua tổng cộng 34.439 tấn quy gạo/32.000 tấn, đạt 107,62% chỉ tiêu được giao. Trong đó chỉ tiêu do Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao mua 8.000 tấn quy gạo/8.000 tấn (đạt 100%); chỉ tiêu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam giao mua 26.439 tấn quy gạo/ 24.000 tấn (đạt 110,16%).
Vụ hè thu năm 2013, trước tình hình đầu ra lúa gạo hạn chế, giá thị trường nội địa xuống thấp nên ngay khi được giao chỉ tiêu, công ty đã triển khai 12 điểm thu mua tạm trữ tại các địa bàn trọng điểm về sản xuất lúa của tỉnh, trong đó có 5 điểm thu mua lúa trực tiếp trong dân: xã Hậu Mỹ Trinh và xã Mỹ Lợi B (Cái Bè), thị trấn Mỹ Phước (Tân Phước), xã Mỹ Phước Tây và xã Phú Cường (Cai Lậy).
Tuy nhiên, việc triển khai thu mua thời gian đầu gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi và chất lượng lúa hè thu sớm quá kém, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Mặc dù vậy, điều đáng mừng là trong thời gian mua tạm trữ, giá lúa luôn biến động tăng (đến nay đã tăng từ 600 - 800 đồng/kg), chẳng hạn giá lúa tươi loại thường tại ruộng thời điểm bắt đầu thu mua tạm trữ là 3.900-4.000 đồng/kg nay giá dao động từ 4.700-4.800 đồng/kg.
Hiện tại, diễn biến giá lương thực trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:
Lúa hè thu các loại: Lúa IR 50404 tươi tại ruộng từ 4.700 - 4.800 đồng/kg, lúa hạt dài tươi tại ruộng từ 5.000 - 5.100 đồng/kg.
Gạo nguyên liệu vụ hè thu: Gạo lứt hạt dài từ 7.300 - 7.400 đồng/kg, gạo lứt IR 50404 từ 7.050 - 7.150 đồng/kg.
Gạo thành phẩm xuất khẩu:
Vụ đông xuân: Gạo 5% tấm từ 8.300 - 8.400 đồng/kg, gạo 10% tấm từ 8.100 - 8.200 đồng/kg.
Vụ hè thu: Gạo 5% tấm từ 8.200 - 8.300 đồng/kg, gạo 15% tấm từ 7.700 - 7.800 đồng/kg, gạo 25% tấm từ 7.500 - 7.600 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm
Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã cung ứng cho nông dân trong vùng bị nhiễm các loại bệnh gây hại cho cây lúa 500 chai và 200 gói thuốc bảo vệ thực vật, tổng trị giá trên 8 triệu đồng; đồng thời, Trạm phối hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm các xã, vận động, tuyên truyền nông dân theo dõi dịch bệnh gây hại và kịp thời xử lý, tránh để các loại bệnh gây hại cây trồng, thiệt hại đến năng suất.
Vài năm trở lại đây, Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp (xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng) đã xây dựng nhiều mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, mang lại nguồn thu nhập chính đáng và góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phong trào hoạt động của Hội.
Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ, sẽ có hiệu lực vào ngày 25/8 tới.
Ngày 22-8, Bộ Tài chính cho biết, Thứ trưởng Trần Xuân Hà vừa ký ban hành Thông tư số 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
Năm nay là năm thứ 3 na ở đây được mùa, được giá. Diện tích na ở hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng có khoảng 1.300ha, sản lượng trung bình đạt trên 6.000 tấn/năm. Đây là vùng na lớn nhất các tỉnh phía Bắc.