Hóa chất, kháng sinh và vấn đề an toàn thực phẩm trong sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng
Từ đó đã để lại tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 5% kháng sinh được sử dụng ở Việt Nam là dùng trong nông nghiệp. Tình trạng tồn dư kháng sinh trong thựcphẩm, nhất là thủy sản, ở mức độ nghiêm trọng. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Người tiêu thụ kháng sinh bất đắc dĩ qua thực phẩm hàng ngày sẽ làm tăng khả năng xuất hiện các loạivi khuẩn kháng thuốc phát triển trong cơ thể.
Để tạo ra sản phẩm thủy sản an toàn, không tồn dư hóa chất, kháng sinh người nuôi trồngthủy sản khi sử dụng hóa chất, kháng sinh phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng hóa chất, kháng sinh trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Không sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh có trong Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
- Không dùng kháng sinh để phòng bệnh cho thủy sản. Chỉ dùng kháng sinh để điều trị khi đãxác định được mầm bệnh.
- Chọn kháng sinh phù hợp với mục đích sử dụng, dùng đủ liều. Dùng ngay liều có hiệu lực cao nhất, không dùng liều tăng dần. Hạn chế sử dụng lặp lại cùng một loại kháng sinh để tránh làm tăng độ kháng thuốc.
- Chỉ mua thuốc, hóa chất tại cơ sở có uy tín, có baogói còn nguyên vẹn, có nhãn mác rõ ràng và còn hạn sử dụng. Sử dụng, bảo quản thuốc đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Không sử dụng thuốc chữa bệnh cho người để trị bệnh cho độngvật thủy sản.
- Không sử dụng hóa chất, kháng sinh ở dạng nguyên liệu. Không tự ý pha trộn hóa chất, kháng sinh.
Tags: an toan thuc pham, nuoi trong thuy san, nuoi tom
Có thể bạn quan tâm
ThS. Ngô Văn Ngọc (Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm TP. HCM) cho sinh sản nhân tạo thành công các giống cá lăng quý hiếm, và sản xuất hàng loạt cá giống cung cấp cho người dân.
Cá lăng vàng có tên khoa học Mytusnemurus, sống trong các vùng nước ngọt và nước lợ thuộc vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
ThS. Ngô Văn Ngọc (Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm TP. HCM) cho sinh sản nhân tạo thành công các giống cá lăng quý hiếm, và sản xuất hàng loạt cá giống cung cấp cho người dân.
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước châu Á, đặc biệt là các nước thuộc vùng châu thổ sông Mê Kông.
Sau mùa lũ, nhiều công trình cơ sở hạ tầng của ngành thủy sản như cống, đập, bờ bao, ao đầm, lồng bè nuôi trồng thủy sản bị phá hủy. Lũ lụt còn làm cho các ao đầm tụ bùn, phù sa, mùn bã, rác và các chất thải khác; làm ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn các mầm bệnh đối với cá nuôi.