Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Hóa chất, kháng sinh và vấn đề an toàn thực phẩm trong sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng

Hóa chất, kháng sinh và vấn đề an toàn thực phẩm trong sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng
Publish date: Saturday. May 23rd, 2015

Từ đó đã để lại tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 5% kháng sinh được sử dụng ở Việt Nam là dùng trong nông nghiệp. Tình trạng tồn dư kháng sinh trong thựcphẩm, nhất là thủy sản, ở mức độ nghiêm trọng. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Người tiêu thụ kháng sinh bất đắc dĩ qua thực phẩm hàng ngày sẽ làm tăng khả năng xuất hiện các loạivi khuẩn kháng thuốc phát triển trong cơ thể.

Để tạo ra sản phẩm thủy sản an toàn, không tồn dư hóa chất, kháng sinh người nuôi trồngthủy sản khi sử dụng hóa chất, kháng sinh phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng hóa chất, kháng sinh trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Không sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh có trong Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

- Không dùng kháng sinh để phòng bệnh cho thủy sản. Chỉ dùng kháng sinh để điều trị khi đãxác định được mầm bệnh.

- Chọn kháng sinh phù hợp với mục đích sử dụng, dùng đủ liều. Dùng ngay liều có hiệu lực cao nhất, không dùng liều tăng dần. Hạn chế sử dụng lặp lại cùng một loại kháng sinh để tránh làm tăng độ kháng thuốc.

- Chỉ mua thuốc, hóa chất tại cơ sở có uy tín, có baogói còn nguyên vẹn, có nhãn mác rõ ràng và còn hạn sử dụng. Sử dụng, bảo quản thuốc đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Không sử dụng thuốc chữa bệnh cho người để trị bệnh cho độngvật thủy sản.

- Không sử dụng hóa chất, kháng sinh ở dạng nguyên liệu. Không tự ý pha trộn hóa chất, kháng sinh.

Tags: an toan thuc pham, nuoi trong thuy san, nuoi tom


Related news

Quy trình nuôi tôm trùng quế Quy trình nuôi tôm trùng quế

Quy trình nuôi tôm – trùn quế đã được nhiều hộ dân ở Bạc Liêu nuôi thử nghiệm cho kết quả khả quan. Tôm tăng trưởng, phát triển nhanh, khả năng kháng bệnh tốt.

Wednesday. August 19th, 2015
Bệnh tôm còi (tôm không lớn) Bệnh tôm còi (tôm không lớn)

Hầu hết các câu trả lời hiện nay về bệnh tôm bị còi là do nhiễm virus, nhiều nơi báo cáo đây là virus MBV (Monodon baculovirus) và virus HPV (Hepatopancreatie parvovirus).

Tuesday. August 18th, 2015
Một số loài tảo phổ biến và biện pháp khắc phục tảo độc trong các ao nuôi tôm thâm canh Một số loài tảo phổ biến và biện pháp khắc phục tảo độc trong các ao nuôi tôm thâm canh

Ngoài vai trò là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn trong thủy vực và giúp cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, tảo còn là nguồn cung cấp oxy chính cho hoạt động hô hấp của tôm, làm giảm độ trong của nước, hấp thu muối dinh dưỡng dư thừa, hấp thu chất hữu cơ trong môi trường nước.

Tuesday. August 18th, 2015
Bệnh đóng rong ở tôm sú nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị Bệnh đóng rong ở tôm sú nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị

Tôm sú (penaeus monodon) là đối tượng nuôi nước lợ quan trọng và phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nuôi tôm sú thành công đã và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ dân ven biển ĐBSCL. Hình thức nuôi tôm đa dạng như thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến phù hợp cho quy mô hộ gia đình.

Tuesday. August 18th, 2015
Bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm Bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm

Bệnh đốm trắng do vi khuẩn Bacterial white spot syndrome (BWSS) được mô tả gặp ở tôm sú nuôi ở Malaysia (Wang et al. 2000). Các ao nuôi thâm canh thường xuất hiện bệnh đốm trắng, nhưng test PCR bệnh WSSV âm tính.

Tuesday. August 18th, 2015