Hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu chè Oolong
Hiện nay, ngành chè Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu chè thương phẩm do một số quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng các hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước.
Điều này gây thiệt hại nặng cho ngành chè Lâm Đồng vì tỉnh này chiếm 22% diện tích và 30% sản lượng chè của cả nước; 95% sản lượng chè Oolong Lâm Đồng là xuất khẩu sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc).
Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Lâm Đồng bị tồn đọng hơn 2.000 tấn chè Oolong thành phẩm.
Nông dân trồng chè hiện nay cũng gặp khó khăn khi các doanh nghiệp giảm công suất hoặc dừng sản xuất.
Nguyên nhân của vấn đề này, theo ông Phạm S là do phía Trung Quốc và Đài Loan đã tăng cường mối giao ban thương mại; chè từ Trung Quốc đại lục bán sang Đài Loan rất nhiều làm giảm thị phần tại Đài Loan của chè Lâm Đồng.
Nguyên nhân khác là rào cản kỹ thuật đặt ra với các hoạt chất trên chè.
Từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp Đài Loan đưa ra tiêu chuẩn về hoạt chất fiponil trên chè Oolong chỉ ở mức 0,002ppm.
Tiêu chuẩn này cao gấp nhiều lần mức chung của thị trường châu Âu và các thị trường khác (0,005ppm).
Đây là mức được xem là bằng 0 mà trước đó không đặt ra tiêu chuẩn này.
Nếu theo tiêu chuẩn 0,002ppm, chỉ cần những vườn trồng các loại cây khác từ ngoài vườn chè phun thuốc trừ sâu bay vào thì chè đến khi thu hoạch cũng bị vượt ngưỡng dư lượng chất fiponil.
Theo ông Phạm S, việc đưa ra ngưỡng này nhằm hạn chế đến mức tối đa lượng chè Oolong Lâm Đồng vào thị trường Đài Loan.
"Tuy nhiên, tiêu chuẩn này cho các doanh nghiệp, doanh nhân phía Đài Loan tự thông báo, chứ chưa có văn bản hay thông báo chính thức nào từ giới chức trách nào của vùng lãnh thổ này" - ông Phạm S nhấn mạnh.
Trước tình hình đó, Hiệp hội Chè Việt Nam vẫn chưa có hoạt động chính thức nào để lên tiếng, giúp tháo gỡ cho ngành chè Việt Nam.
Ngay trong số 28 doanh nghiệp Đài Loan tại Lâm Đồng cũng đã có 2 doanh nghiệp bị phá sản.
Ông Phạm S nói: "Trước tình hình khó khăn này, bản thân các doanh nghiệp chè và Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực mở rộng thị trường, nhưng Hiệp hội Chè Việt Nam vẫn chưa tích cực cùng phối hợp.
Nếu như Hiệp hội Chè phối hợp cùng với tỉnh Lâm Đồng làm việc với các bận hàng lớn trên thế giới thì ngành chè sẽ phát triển tốt hơn.
Từ trước đến nay, chè Oolong Lâm Đồng hoàn toàn đủ tiêu chuẩn vượt qua ngưỡng hàng rào kỹ thuật đối với các thị trường EU, Trung Đông, Mỹ...".
Có thể bạn quan tâm
Dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng… lắng xuống nhưng nếu không kịp thời khắc phục những hạn chế, nguy cơ tái dịch sẽ xảy ra. Đó là nhận định của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tại Hội nghị sơ kết phòng chống dịch cúm gia cầm các tỉnh phía Nam vừa được tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM.
Những ngày qua bất chấp những căng thẳng trên Biển Đông, giao thương tại các cửa khẩu khu vực phía Bắc vẫn tiếp tục diễn ra sôi động, đặc biệt là mặt hàng gạo.
Công trình cải tạo đồng ruộng, dồn điền, đổi thửa 36 ha đất ruộng tại thôn 1, thôn 2 xã Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa) chính thức khởi công vào năm 2010. Nhưng đến thời điểm này, sau 4 lần gia hạn, UBND xã Nghĩa Lâm mới chỉ cải tạo được 4,7 ha.
Gần 5 tháng nay, giá trứng gà luôn nằm dưới giá thành khiến các trang trại nuôi gà đẻ trứng luôn trong tình trạng thua lỗ. Trong thời gian tới, nếu giá trứng không tăng, có khả năng nhiều trang trại sẽ phải đóng cửa.
Tập đoàn Công nghiệp cao su VN (VRG) và tỉnh Quảng Bình vừa thống nhất xây dựng vùng trồng 3.635ha cao su trên địa bàn bốn huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch và Quảng Trạch.