Hiệu quả từ nuôi cá chạch lấu tại Đồng Tháp
Anh Lê Văn Phúc ở xã An Long, huyện Tam Nông đã tận dụng diện tích mặt nước ao trên ruộng lúa thực hiện thành công mô hình nuôi cá chạch lấu cho thu nhập cao.
Tháng 10/2016, anh Phúc cải tạo 2 ao diện tích 2.000 m2 trên ruộng lúa để thả nuôi 10.000 con cá chạch lấu. Ban đầu, anh thả cá chạch lấu giống trong ao ương và cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp độ đạm cao. Hơn 1 tháng chăm sóc, anh thả nuôi đại trà trong 2 ao và tiếp tục sử dụng thức ăn viên công nghiệp, tăng lượng thức ăn theo quá trình tăng trưởng của cá.
Mỗi ngày, anh thay nước ao nuôi một lần, chăm sóc đàn cá cẩn thận. Đồng thời, trộn bổ sung vitamin và một số khoáng chất vào thức ăn cho cá để tăng sức đề kháng và giúp cá tăng trọng nhanh, ít bị bệnh. Sau 9 tháng nuôi, anh Phúc thu hoạch cá chạch lấu thương phẩm, cá đạt trọng lượng trung bình 300 - 500 gram/con, bán giá 350.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, anh Phúc còn lãi hơn 60 triệu đồng.
Đến nay, anh Lê Văn Phúc mở rộng ao nuôi lên 4.000 m2 và thành lập Tổ hợp tác nuôi cá chạch lấu xã An Long. Anh Phúc vui vẻ chia sẻ: “Bình quân 3 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá chạch lấu thương phẩm. Trung bình mỗi năm, tôi thu hoạch 2 đợt. Mỗi đợt thu từ 700 - 800 kg cá, thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng. Bỏ chi phí hết, tôi còn lời từ 60 - 70 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Chế phẩm sinh học không phải là thần dược và bất kỳ sản phẩm nào dù tốt hay xấu, đắt hay rẻ muốn sử dụng đạt hiệu quả còn do chính chúng ta sử dụng
Bài viết cung cấp thông tin về những loại ký sinh trùng thường gặp trên cá nuôi trong lồng và những biện pháp thích hợp để loại bỏ.
Amphipod là loài chủ yếu chúng sống ở tầng đáy và do đó dành phần lớn thời gian của chúng trên các bề mặt đáy trong một bể cá.