Phòng trị bệnh do ký sinh trùng trên cá nuôi lồng bè
Bài viết cung cấp thông tin về những loại ký sinh trùng thường gặp trên cá nuôi trong lồng và những biện pháp thích hợp để loại bỏ.
1. Các bệnh do ký sinh trùng
1.1. Bệnh trùng bánh xe
* Dấu hiệu bệnh lý:
Trùng ký sinh ở các cơ quan bên ngoài như mang, da, vây.
Trùng bánh xe phân bố rộng và gây bệnh ở hầu hết các loài cá, đặc biệt gây tác hại chủ yếu cho cá hương, cá giống.
Bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam, nhiệt độ thích hợp là 20-30oC.
Cá ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước.
Một số con tách đàn bơi quanh lồng.
Đàn cá bị bệnh nhẹ thì gầy yếu, bệnh nặng thì cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy lồng và chết
Khi mới mắc bệnh, trên thân, mang cá có nhiều nhầy màu hơi trắng đục, da cá chuyển màu xám.
Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng.
* Tác nhân gây bệnh: Trùng bánh xe.
Trùng bánh xe có hình dạng như bánh xe.
Mặt bụng của trùng có một đĩa bám lớn dùng để bám vào da và mang cá.
1.2. Bệnh trùng quả dưa
* Dấu hiệu bệnh lý:
Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy.
Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước.
Da, mang, vây của cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường. Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.
Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở.
* Tác nhân gây bệnh: Trùng quả dưa
Trùng quả dưa bám trên da, mang, vây gây bệnh cho cá.
1.3. Bệnh do vi bào tử trùng
Mang cá nhiễm Myxobolus sp. Ảnh: fishpathogens
* Dấu hiệu bệnh lý:
- Khi cá nhiễm trùng thích bào tử, cá bơi lội không bình thường, quẫy mạnh, có biểu hiện khó chịu, dị hình cong đuôi, cá kém ăn rồi chết.
- Cá bị bệnh nặng: trên da, mang cá có nhiều bào nang to bằng hạt tấm, hạt đậu xanh màu trắng đục. Có nhiều trường hợp nắp mang bị kênh không đóng lại được, làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cá, dẫn đến cá chết.
* Tác nhân gây bệnh: Thích bào tử trùng
1.4. Bệnh trùng mỏ neo
Lernaea cyprinacea (mũi tên). Ảnh: ResearchGate
* Dấu hiệu bệnh lý:
Cá bơi lội bất thường, bắt mồi giảm dần, gầy yếu, bơi lội chậm chạp.
Lúc ký sinh phần đầu của trùng mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá, phần sau lơ lửng trong nước.
Nếu ký sinh nhiều trong xoang miệng làm cho miệng không đóng kín được, cá không bắt được thức ăn và chết.
Trùng mỏ neo ký sinh trên da, vây cá trắm, cá chép nhất là đối với cá còn non, vẩy mềm, làm tổ chức gần nơi ký sinh sưng đỏ, viêm loét.
* Tác nhân gây bệnh: Trùng mỏ neo
1.5. Bệnh sán lá đơn chủ sán lá đơn chủ, bệnh trên cá, ký sinh trùng
Sán ký sinh trên cá da trơn. Ảnh: Acta Parasitologica
* Dấu hiệu bệnh lý:
Da, mang cá tiết nhiều dịch nhờn do sán lá ký sinh.
Cá nổi đầu và tập trung ở chỗ nước thoáng.
Các vết thương trên cá tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập gây bệnh.
* Tác nhân gây bệnh: Sán lá đơn chủ
Sán bám trên da, mang cá lấy chất dinh dưỡng và gây bệnh cho cá.
2. Biện pháp phòng, trị bệnh ký sinh trùng
Khi cá bị bệnh ký sinh trùng, người nuôi có thể sử dụng muối ăn, sun phát đồng, formalineformaline... tắm cho cá hay treo túi thuốc để phòng, trị bệnh.
Tùy theo loại bệnh và mức độ nhiễm bệnh cũng như điều kiện cho phép để lựa chọn biện pháp xử lý cho phù hợp.
2.1. Bệnh trùng bánh xe
Tắm cho cá bằng nước muối với liều lượng: 2 - 3% (20 - 30g muối/lít nước) trong 5-15 phút
Hoăc tắm sun phát đồng (CuSO4) với liều 3-5 gm3 trong 10-15 phút.
2.2. Bệnh trùng quả dưa
Tắm cho cá bằng formaline 200-300ml/m3 trong thời gian 30-60 phút.
Hoặc quây bạt cho formaline xuống lồng với liều lượng 10 - 20ml/m3, sau 3 ngày thay 75% nước và trị bằng formaline thêm lần nữa. Chú ý sục khí trong quá trình xử lý bệnh.
2.3. Bệnh bào tử trùng
Trùng thích bào tử có vỏ dầy, rất khó tiêu diệt, hiện nay chưa có thuốc phòng, trị bệnh hữu hiệu. Vì vậy cần phải đặc biệt chú ý đến việc phòng bệnh.
Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh cho cá.
Kiểm dịch con giống, nếu có bệnh, phải loại bỏ cá, dùng các chất khử trùng mạnh (vôi bột, chlorine…) với nồng độ cao để tiêu diệt mần bệnh.
Khi có dịch bệnh xảy ra phải diệt toàn bộ cá trong lồng, quây bạt xung quanh lồng để giữ nguyên nước trong lồng và khử trùng nước kỹ bằng vôi hoặc chlorine. Dụng cụ đánh bắt phải được khử trùng, đồng thời đưa lồng lên cạn, khử trùng và phơi khô lồng.
2.4. Bệnh trùng mỏ neo
- Ngâm lá xoan 0,4-0,5 kg/m3 nước lồng nuôi cá
- Hoặc tắm cho cá bằng thuốc tím KMnO4 với liều lượng 10-12 g/m3 từ 1-2 giờ, ở nhiệt độ 20-30oC
Lưu ý: Sự phân hủy của lá xoan làm giảm oxy hòa tan, tăng hàm lượng khí cacbonic (CO2) và các khí độc tăng làm nổi đầu. Do vậy, khi dùng lá xoan cần phải có các biện pháp kỹ thuật thích hợp và kịp thời.
2.5. Bệnh sán lá đơn chủ
Tắm cho cá thuốc tím với nồng độ 20g/m3 trong thời gian 15-30 phút
Tắm nước muối có nồng độ 2 - 3 % (20 - 30 kg/m3) trong 5-15 phút.
Tham khảo thêm: Những loại thảo mộc trị ký sinh trùng hiệu quả trên thế giới
Có thể bạn quan tâm
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Brazil và Bồ Đào Nha cho thấy vai trò của bổ sung taurine để hỗ trợ việc sử dụng chế độ ăn thực vật trong nuôi cá
Một nghiên cứu xác định những ảnh hưởng của Formaldehyde – một chất sát khuẩn được FDA chấp thuận dùng để điều trị bệnh trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản
Chế phẩm sinh học không phải là thần dược và bất kỳ sản phẩm nào dù tốt hay xấu, đắt hay rẻ muốn sử dụng đạt hiệu quả còn do chính chúng ta sử dụng