Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Nuôi Ba Ba Kết Hợp Cá Trê Lai

Hiệu Quả Từ Nuôi Ba Ba Kết Hợp Cá Trê Lai
Ngày đăng: 14/02/2015

Tương đồng về môi trường sống nên có thể tăng giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích khi kết hợp nuôi ba ba kết hợp với cá trê lai ở Bình Phước, nhiều hộ dân đã áp dụng và bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Đầu năm 2014, anh Đinh Văn Nhung (49 tuổi), ngụ ấp 3, xã Nha Bích (Chơn Thành) đầu tư 50 triệu đồng xây 2 bể, mua hơn 400 con ba ba trắng nuôi thí điểm trên diện tích 72m2. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc, nguồn nước không được đảm bảo nên ba ba hay bị bệnh, kém phát triển.

Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, học hỏi thêm trên sách, báo và đi thực nghiệm các mô hình nuôi ba ba của những người đi trước, sau 2 tháng anh Nhung nắm được quy trình và kỹ thuật chăm. Đến nay, ba ba của gia đình anh không những lớn nhanh mà dịch bệnh ít.

Anh Nhung chia sẻ: “Nuôi ba ba quan trọng là phải thường xuyên theo dõi nguồn nước, khi nước chuyển màu xanh đục thì thay. Khoảng 7 - 8 ngày nên rắc vôi 1 lần để sát trùng bể, làm giảm độ phèn trong nước, tạo điều kiện cho ba ba phát triển và miễn dịch. Thả bèo tây vào bể không chỉ giữ nước ấm vào những ngày lạnh, mát vào những ngày nóng mà còn lọc sạch nguồn nước. Hai loại bệnh thường gặp ở ba ba là mù mắt và ghẻ lở.

Khi phát hiện bệnh nên dùng bột thuốc tím pha loãng với 5 lít nước phun trên bề mặt. Trường hợp nặng phải cách ly con vật tránh sự lây lan. Về hồ nuôi phải xây dựng kiên cố, dưới nền hồ đổ một lớp cát dày 30cm và mực nước cao khoảng 1,5m. Trên mặt hồ làm những tấm sàn nổi bằng tre để ba ba lên phơi nắng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động và tăng sức đề kháng”.

Là động vật phàm ăn, dễ nuôi, thức ăn của ba ba chủ yếu là: tôm, cá, cua, ốc bươu vàng, giun đất... Đối với ba ba 2 tháng tuổi mỗi ngày cho ăn 1 - 3 lần, 4 tháng trở đi chỉ 1 lần/ngày, thỉnh thoảng kéo sàn ăn lên để theo dõi tốc độ tiêu thụ thức ăn. Thông thường, ba ba 1 năm sinh sản 1 lứa duy nhất khoảng 10 trứng.

Tới mùa sinh sản, người nuôi phải đặt những thùng xốp cao 40 cm, cho cát vào bên trong để ba ba đẻ và vùi trứng, muốn tăng tỷ lệ nở con nên giữ trứng khô ráo, sau 50 ngày ba ba con ra đời, tỷ lệ ấp thành công khoảng 80%, tỷ lệ sống đến khi thành thương phẩm khoảng 70%.

Để duy trì con giống, sau thời gian nuôi 7 - 9 tháng thì lựa ba ba đực và cái tách riêng mỗi bể, tránh tình trạng cắn nhau. Hiện giá ba ba thương phẩm trên thị trường là 300 - 320 ngàn đồng/kg. Với 400 con giống, dự kiến anh Nhung thu về trên 120 triệu đồng/năm.

Anh Nhung thả thêm 100 cá trê lai trong 2 bể ba ba. Anh nói: “Cá trê dễ nuôi, phát triển nhanh, ít bệnh lại tiêu thụ lượng thức ăn lớn. Việc nuôi chung sẽ tạo được nguồn thức ăn cho cá từ chất thải và thức ăn thừa của ba ba, góp phần làm sạch môi trường nước và tiết kiệm chi phí.

Thời gian nuôi ba ba để thu hoạch thường kéo dài nên việc thả xen cá trê giúp người nuôi tận dụng được diện tích mặt nước. Một năm cá trê cho thu hoạch 2 vụ, trung bình cá đạt trọng lượng 500g/con (khoảng 5 tháng tuổi) là có thể bán. Nhờ thế, mỗi năm gia đình tôi thu thêm 30 triệu đồng từ việc nuôi xen cá trê lai”.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Nha Bích cho biết: “Sản xuất theo mô hình đa canh, đa con không chỉ đem lại nguồn thu quanh năm mà còn giảm chi phí sản xuất.

Nhu cầu tiêu thụ ba ba thương phẩm hiện rất lớn, đầu tư không cao, giá cả lại ổn định nên thích hợp cho những hộ ít vốn. Hướng tới, hội sẽ tập trung hội viên học hỏi anh Nhung kỹ thuật, vận động nông dân thành lập tổ hợp tác nuôi ba ba để có sự liên kết và khép kín từ khâu nuôi đến khi xuất bán, nhằm tăng thu nhập cho người dân, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế”.


Có thể bạn quan tâm

Chị Mạch Thị Trường Xuân Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Sữa Chị Mạch Thị Trường Xuân Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Sữa

Năm 2007, sau khi dự lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân xã tổ chức và tham quan các trại nuôi bò ở TP. Hồ Chí Minh, chị Mạch Thị Trường Xuân (ngụ ấp Tân Tỉnh A, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chuyển hướng từ nuôi heo, bò thịt sang nuôi 5 con bò sữa.

14/01/2015
Kiểm Tra Việc Phòng Chống Đói, Rét Cho Vật Nuôi Kiểm Tra Việc Phòng Chống Đói, Rét Cho Vật Nuôi

Theo đó, Bộ yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng phục vụ công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn và kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc. Đặc biệt, sở NN&PTNT phối hợp với các đoàn thể kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò đến từng thôn bản và hộ gia đình.

14/01/2015
Sữa Tươi “Ế” Vì Liên Kết Lỏng Lẻo Sữa Tươi “Ế” Vì Liên Kết Lỏng Lẻo

Từ nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thảo, thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng có thu nhập chính từ chăn nuôi bò sữa. Hiện tại gia đình ông đang nuôi 4 con bò, cho khai thác 50kg sữa/ngày. Ông Thảo cho biết, thời gian gần đây, trạm thu gom sữa thông báo và cắt giảm sản lượng sữa mua từ các hộ dân. Cứ 2 - 3 ngày, nhà ông Thảo lại bị "cắt" khoảng 7 - 8kg sữa. Số sữa "ế" này, gia đình ông phải quay sang làm sữa chua hay uống tươi, nhưng cũng không sử dụng hết.

14/01/2015
Thử Nghiệm Một Số Loại Cây Trồng Mới Thử Nghiệm Một Số Loại Cây Trồng Mới

Thời gian gần đây, tại huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), một số loại cây trồng mới đã được đưa vào trồng thử nghiệm. Hiện cây macca, bơ Booth đang sinh trưởng và phát triển tốt, cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao.

14/01/2015
Thận Trọng Khi Phát Triển Diện Tích Trồng Gừng Thận Trọng Khi Phát Triển Diện Tích Trồng Gừng

Tại huyện Thới Bình (Cà Mau), do giá giảm thấp khiến không ít diện tích mía sau khi thu hoạch đã được chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác, trong đó đang chiếm ưu thế là gừng. Sự phát triển diện tích trồng gừng ồ ạt do giá thành tăng cao đang khiến các ngành chức năng không khỏi lo ngại cho tương lai của gừng.

14/01/2015