Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Xen Canh Cây Ăn Trái Ở Thị Xã Buôn Hồ (Đắk Lắk)

Do đất cằn cỗi, vườn cà phê đạt năng suất thấp, năm 2003, sau khi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi, gia đình chị Chu Thị Dần ở Tổ dân phố 7, phường Thiện An (TX.Buôn Hồ, Đắk Lắk) quyết định trồng xen các loại cây ăn trái như: Bưởi, cam, quýt trên diện tích 1,3 ha cà phê.
Chị Dần cho biết: do đặc điểm cùng chu kỳ sinh trưởng và phát triển nên việc trồng xen 3 loại cây ăn trái này gặp nhiều thuận lợi; đồng thời nhờ được đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên vườn trái cây của chị luôn cho năng suất cao. Mỗi năm gia đình chị thu hoạch hơn 6 tấn bưởi, cam quýt được gần 4 tấn. Theo giá thị trường dao động từ 16.000-20.000 đồng/kg bưởi, từ 20.000-24.000 đồng/kg cam sành và quýt đường cộng với 3 tấn cà phê thu hoạch hằng năm, gia đình chị Dần có nguồn thu khá ổn định khoảng 300 triệu đồng mỗi năm. Theo kinh nghiệm của chị Dần, để trồng xen 3 loại cây ăn trái này trước tiên phải bố trí mật độ cây trồng hợp lý, để cho cây phát triển tốt, yếu tố quan trọng nhất là phân bổ được nguồn nước tưới hợp lý và cách chăm sóc đúng với quy trình kỹ thuật. Cây bưởi và quýt thường mắc các loại bệnh như: thối rễ, nấm nên việc bố trí trồng một cách hợp lý cũng là biện pháp hạn chế được sâu bệnh cho cây trồng, cho năng suất cao. Việc trồng xen canh không chỉ làm tăng thêm thu nhập mà còn giảm công lao động, giảm chi phí nước tưới, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư. Các loại cây ăn trái còn có tác dụng che bóng mát, chắn gió cho nhau, giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
Theo ý kiến của nhiều hộ dân, so với trồng độc canh thì việc xen canh một số cây trồng trong vườn cà phê sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ tận dụng được đất trống, hạn chế cỏ dại, tạo được nhiều nguồn thu trên cùng một đơn vị diện tích. Bên cạnh đó, nhiều loại cây như bơ, sầu riêng còn có tác dụng giữ nguồn nước ngầm nên mỗi năm thay vì tưới nước 4-5 lần, nay chỉ cần tưới 1-2 lần, có thể tiết kiệm chi phí tưới. Qua ghi nhận trên địa bàn TX.Buôn Hồ, các mô hình xen canh cây trồng đều mang lại hiệu quả cao, vừa tăng thu nhập cho nông dân vừa bảo đảm canh tác trên đất thiếu màu mỡ một cách bền vững. Ngoài ra, các biện pháp chăm sóc cây trồng xen như làm đất, xới xáo sẽ làm cho đất được tơi xốp, thông thoáng tạo điều kiện cho các loại cây phát triển tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Đồng Quảng cũng khẳng định: “Xu hướng chung hiện nay là tỷ lệ lúa lai đang giảm dần, mặc dù đây là giống cho năng suất cao và dễ trồng, có khả năng chống chịu bệnh, phù hợp thời tiết, khí hậu nhưng giá trị không cao bằng các giống lúa thuần. Bà con đang chuyển dần sang trồng các giống lúa Bắc Thơm 7, BC 15, nếp thơm…”.

Với mục đích quy hoạch vùng chăn nuôi trâu tập trung theo hướng hàng hoá, chú trọng phát triển con giống và tăng nhanh số lượng tổng đàn, trong giai đoạn từ tháng 5.2013 đến hết năm 2015, huyện Vị Xuyên chủ trương thực hiện cải tạo, phát triển đàn trâu tại xã Trung Thành. Đến nay, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan cho người chăn nuôi trâu trên địa bàn xã.

Anh Nhi cho biết: “Sau khi đi tham quan tận mắt mô hình của người dân trong huyện và thấy được hiệu quả của loài vật nuôi này nên tôi quyết định mua về 6 con chồn bố mẹ, với nguồn vốn ban đầu gần 20 triệu đồng. Thời điểm đó, mỗi ký chồn bố mẹ có giá 950.000 đồng”.

Điển hình như trang trại của gia đình ông Nông Văn Phùng ở thôn Doãn Văn gồm hơn 10 ha với đủ loại cây trồng đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này, gia đình ông chỉ trồng cà phê, điều, cao su, nhưng năng suất còn thấp.

Phú Thọ là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 4 trong cả nước với tổng diện tích hơn 16,1 ngàn ha, năng suất chè bình quân đạt 9,4 – 9,8 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi năm 2014 ước đạt xấp xỉ 143 ngàn tấn. Toàn tỉnh có 56 công ty, xí nghiệp chế biến chè xanh, chè đen với công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày; 1.200 cơ sở chế biến thủ công; 9 làng nghề chế biến chè. Sản phẩm chè của tỉnh hiện đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.