Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Linh Chi

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Linh Chi
Ngày đăng: 29/09/2013

Những năm gần đây, được hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, nhiều địa phương đã mạnh dạn hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, phát triển nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trồng nấm linh chi là một trong nhiều mô hình mới, hiệu quả được nhiều địa phương khuyến khích đầu tư nhân rộng. Bởi đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, vốn đầu tư không cao và phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương.

Gắn bó với nghề trồng nấm linh chi gần 2 năm, cô Trần Thị Thum ngụ ấp An Lợi, xã An Bình A, TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) phấn khởi cho biết: “Ban đầu gia đình tôi chỉ trồng thử nghiệm trên 2 ngàn phôi nấm nhưng thấy kết quả rất khả quan. Vụ này được sự hỗ trợ vốn từ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh và Trạm Khuyến nông thị xã nên tôi mạnh dạn mở rộng diện tích và trồng thêm 5 ngàn phôi nấm.

Tổng chi phí đầu tư cho phôi nấm, nhà trồng, dây treo... khoảng 29 triệu đồng. Sau 6 tháng, tôi thu hoạch được khoảng 110kg nấm khô, giá bán ngoài thị trường khoảng 500 ngàn đồng/kg. Trừ các khoảng chi phí lãi khoảng trên 25 triệu đồng. Đây là khoản thu đáng kể đối với gia đình tôi trong lúc nông nhàn”.

Theo cô Thum, trồng nấm linh chi không mất nhiều công chăm sóc, tuy nhiên về kỹ thuật, người trồng phải chú ý và tuân thủ nghiêm túc các qui trình mà cán bộ kỹ thuật hướng dẫn như: nhà trồng phải tuyệt đối sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo nhiệt độ từ 22 – 280C và độ ẩm từ 80 – 90%.

Ngoài ra, các nhà trồng phải trang bị hệ thống tưới tự động, nền nhà phải phủ một lớp cát mỏng khoảng 1cm để đảm bảo duy trì độ ẩm cho cây nấm phát triển. Xung quanh nhà trồng cần bao lưới ngăn chặn các côn trùng xâm nhập, gây hại cho nấm. Sau khi thu hoạch, nấm phải được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 450C.

Nấm linh chi là một loại thảo dược quý, có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều hòa huyết áp, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ giải độc và cải thiện bệnh viêm gan mãn tính, xơ gan, thần kinh suy nhược... mà hiện nay chúng ta đã chủ động trồng được. Đây là loại cây trồng có tiềm năng kinh tế cao, cần được nhân rộng và phát triển trong thời gian tới. Theo thống kê, trung bình mỗi năm, nước ta tiêu thụ khoảng 250 tấn nấm linh chi và khả năng trong những năm tới nhu cầu sẽ tăng khoảng 25% mỗi năm.

Trong khi đó, hiện tại chúng ta chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, còn lại phải sử dụng các loại nấm ngoại nhập, hoàn toàn không biết rõ về nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, việc phát triển trồng nấm linh chi đạt tiêu chuẩn về chất là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo người tiêu dùng trong nước được sử dụng nguồn dược liệu sạch, an toàn. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội lớn phát triển kinh tế từ sản xuất nấm linh chi.

Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Phơ - Trưởng Trạm Khuyến nông TX.Hồng Ngự: “Hiện tại ở địa phương, mô hình chỉ mới triển khai ở một số hộ, qui mô còn nhỏ lẻ nên chưa liên kết được với các công ty lớn để bao tiêu sản phẩm, người dân chỉ bán cho khách hàng ở địa phương, giá cả chưa ổn định. Trong năm tới, thị xã sẽ mở thêm nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm linh chi cho nông dân và nhân rộng mô hình trên địa bàn. Định hướng năm 2014, TX.Hồng Ngự sẽ mời Công ty dược phẩm Domesco để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nấm linh chi cho người dân”.


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng trang trại nuôi dê Thái ở Di Linh (Lâm Đồng) Triển vọng trang trại nuôi dê Thái ở Di Linh (Lâm Đồng)

Thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều nông hộ trên địa bàn xã Gia Hiệp (Di Linh - Lâm Đồng) đã triển khai nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình nuôi tằm, nuôi bò, nuôi heo kết hợp với trồng trọt… và mới đây, xuất hiện thêm trang trại nuôi dê. Đây là mô hình chăn nuôi hứa hẹn sẽ có nhiều triển vọng.

15/07/2015
Vợ chồng cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi Vợ chồng cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi

Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, hưởng ứng phong trào “Thanh niên tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của Trung ương Đoàn TNCSHCM, nhiều thanh niên đã hăng hái xung phong vào mảnh đất đầy khó khăn thuộc các xã biên giới Quảng Trực, Quảng Tân, huyện Tuy Đức hiện nay để khai khẩn vùng đất mới. Từ đó, nhiều TNXP đã quyết định gắn bó lâu dài với vùng đất Đắk Nông.

15/07/2015
Xuất khẩu nông, thủy sản tiếp tục gặp khó Xuất khẩu nông, thủy sản tiếp tục gặp khó

6 tháng đầu năm 2015, dù kinh tế còn khó khăn nhưng ngành Công thương tỉnh Tiền Giang vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao. Tình hình xuất khẩu dù có nhiều sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao so với cùng kỳ năm 2014 nhưng vẫn đang đối diện với tình hình xuất khẩu hàng nông, thủy sản giảm. Đây là nhận định của Sở Công thương tại Hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ của ngành trong 6 tháng đầu năm và đề ra giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2015 được tổ chức vào ngày 13-7.

15/07/2015
Anh Nguyễn Thành Tân giàu lên nhờ nuôi cá tai tượng Anh Nguyễn Thành Tân giàu lên nhờ nuôi cá tai tượng

Anh Nguyễn Thành Tân (xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành) là một trong những người gặt hái thành công từ nghề ương, nuôi cá giống, cá tai tượng thịt. Anh Tân cho biết, gắn bó với nghề này đã hơn 15 năm nay, kinh tế gia đình anh ngày một khấm khá hơn.

15/07/2015
 Diện tích nuôi tôm chân trắng giảm gần 19% Diện tích nuôi tôm chân trắng giảm gần 19%

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 6 năm 2015 ước đạt 457 ngàn tấn, tăng 7,0% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1.576 ngàn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi cá tra 6 tháng đầu năm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7 % so với cùng kỳ; Sản lượng thu hoạch cá tra nuôi ước đạt 533,5 nghìn tấn, đạt xấp xỉ cùng kỳ năm trước.

15/07/2015