Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Linh Chi
Những năm gần đây, được hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, nhiều địa phương đã mạnh dạn hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, phát triển nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trồng nấm linh chi là một trong nhiều mô hình mới, hiệu quả được nhiều địa phương khuyến khích đầu tư nhân rộng. Bởi đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, vốn đầu tư không cao và phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương.
Gắn bó với nghề trồng nấm linh chi gần 2 năm, cô Trần Thị Thum ngụ ấp An Lợi, xã An Bình A, TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) phấn khởi cho biết: “Ban đầu gia đình tôi chỉ trồng thử nghiệm trên 2 ngàn phôi nấm nhưng thấy kết quả rất khả quan. Vụ này được sự hỗ trợ vốn từ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh và Trạm Khuyến nông thị xã nên tôi mạnh dạn mở rộng diện tích và trồng thêm 5 ngàn phôi nấm.
Tổng chi phí đầu tư cho phôi nấm, nhà trồng, dây treo... khoảng 29 triệu đồng. Sau 6 tháng, tôi thu hoạch được khoảng 110kg nấm khô, giá bán ngoài thị trường khoảng 500 ngàn đồng/kg. Trừ các khoảng chi phí lãi khoảng trên 25 triệu đồng. Đây là khoản thu đáng kể đối với gia đình tôi trong lúc nông nhàn”.
Theo cô Thum, trồng nấm linh chi không mất nhiều công chăm sóc, tuy nhiên về kỹ thuật, người trồng phải chú ý và tuân thủ nghiêm túc các qui trình mà cán bộ kỹ thuật hướng dẫn như: nhà trồng phải tuyệt đối sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo nhiệt độ từ 22 – 280C và độ ẩm từ 80 – 90%.
Ngoài ra, các nhà trồng phải trang bị hệ thống tưới tự động, nền nhà phải phủ một lớp cát mỏng khoảng 1cm để đảm bảo duy trì độ ẩm cho cây nấm phát triển. Xung quanh nhà trồng cần bao lưới ngăn chặn các côn trùng xâm nhập, gây hại cho nấm. Sau khi thu hoạch, nấm phải được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 450C.
Nấm linh chi là một loại thảo dược quý, có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều hòa huyết áp, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ giải độc và cải thiện bệnh viêm gan mãn tính, xơ gan, thần kinh suy nhược... mà hiện nay chúng ta đã chủ động trồng được. Đây là loại cây trồng có tiềm năng kinh tế cao, cần được nhân rộng và phát triển trong thời gian tới. Theo thống kê, trung bình mỗi năm, nước ta tiêu thụ khoảng 250 tấn nấm linh chi và khả năng trong những năm tới nhu cầu sẽ tăng khoảng 25% mỗi năm.
Trong khi đó, hiện tại chúng ta chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, còn lại phải sử dụng các loại nấm ngoại nhập, hoàn toàn không biết rõ về nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, việc phát triển trồng nấm linh chi đạt tiêu chuẩn về chất là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo người tiêu dùng trong nước được sử dụng nguồn dược liệu sạch, an toàn. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội lớn phát triển kinh tế từ sản xuất nấm linh chi.
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Phơ - Trưởng Trạm Khuyến nông TX.Hồng Ngự: “Hiện tại ở địa phương, mô hình chỉ mới triển khai ở một số hộ, qui mô còn nhỏ lẻ nên chưa liên kết được với các công ty lớn để bao tiêu sản phẩm, người dân chỉ bán cho khách hàng ở địa phương, giá cả chưa ổn định. Trong năm tới, thị xã sẽ mở thêm nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm linh chi cho nông dân và nhân rộng mô hình trên địa bàn. Định hướng năm 2014, TX.Hồng Ngự sẽ mời Công ty dược phẩm Domesco để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nấm linh chi cho người dân”.
Related news
Ngày 26/4, tại Tp Nha Trang, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P.Việt Nam đã tổ chức hội nghị khách hàng và đưa ra giải pháp hiệu quả giúp người nuôi tôm yên tâm và thành công. Tham dự có trên 130 khách hàng là đại diện các đại lý và người nuôi tại các tỉnh khu vực từ Khánh Hòa cho đến Bến Tre và lãnh đạo cấp cao của Công ty cùng tham gia Hội nghị.
UNBD TP.HCM vừa kiến nghị với Bộ Tài chính cho phép được xây dựng kho dự trữ muối quốc gia tại huyện Cần Giờ với diện tích 3ha, công suất chứa từ 15.000 đến 20.000 tấn, nhằm giúp ổn định giá muối trên thị trường.
Các nhà NK tôm ở Châu Âu và Mỹ đang giảm NK và chờ giá giảm thêm trừ một số bắt buộc phải nhập để đáp ứng các đơn đặt hàng.
Việc chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc vẫn luôn là một nỗi quan tâm lớn của các cấp chính quyền địa phương. Đa phần cuộc sống đồng bào dân tộc còn khó khăn, trong đó nhiều hộ thiếu ý thức vươn lên, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Song, một thực tế phải nhìn nhận là có rất nhiều người dân tộc đầy nghị lực, vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.
Mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập.