Hiệu Quả Từ Mô Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Lương Thông
Xã Lương Thô là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Thông Nông, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, không đồng đều giữa các vùng trong xã, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật (KHKT) còn nhiều hạn chế.
Đứng trước thực trạng đó, năm 2011, xã Lương Thông được Huyện uỷ Thông Nông chọn làm điểm về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, qua một năm thực hiện mô hình, xã đã có nhiều đổi thay căn bản.
Trụ sở xã Lương Thông (Thông Nông) được đầu tư từ nguồn vốn 30 a của Chính Phủ.
Xã Lương Thông có 7.220 ha đất tự nhiên, trong đó có 5.793,12 ha đất canh tác; 779 hộ, 4.457 nhân khẩu. Ban chỉ đạo huyện đã trực tiếp chỉ đạo khối dân vận, các tổ chức đoàn thể cơ sở triển khai đồng bộ việc thực hiện chính sách dân tộc, các chương trình đầu tư cho các xóm vùng sâu, vùng xa, vùng cao thông qua Chương trình 30a.
Năm 2011, huyện cấp không 200 kg giống lúa DS1, 9.700 kg phân bón các loại; hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ số tiền hơn 78 triệu đồng, hỗ trợ 14,927 kg phân bón thuốc lá, cấp 68 con bò cái sinh sản cho 68 hộ đồng bào dân tộc Mông, Dao. Mở được 12 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân với hơn 600 người tham gia. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2011 xã đạt 2.527,76 tấn, bằng 110,7% so với kế hoạch huyện giao. Trong phát triển lâm nghiệp, xã đẩy mạnh công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng nên không xảy ra cháy rừng.
Chương trình giao thông nông thôn và thuỷ lợi được quan tâm đầu tư nâng cấp, nhiều công trình đã được nghiệm thu, đưa vào sử dụng có hiệu quả; hoàn thành 3 km đường giao thông nông thôn theo chỉ tiêu giao; xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn y tế Quốc gia, làm tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Văn hóa - xã hội, giáo dục được quan tâm đầu tư và phát triển cả về chất lượng và số lượng. 25/25 xóm hành chính đều xây dựng quy ước, hương ước về xây dựng đời sống văn hoá, gia đình văn hoá, 19/25 xóm được công nhận Làng văn hoá, 558 hộ được công nhận Gia đình văn hoá.
An ninh - quốc phòng được củng cố và ổn định; 100% khu dân cư đều có tổ an ninh, tổ hoà giải, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực phát sinh trên điạ bàn, từ đó tỉnh làng, nghĩa xóm được phát huy, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển. Công tác xây dựng Đảng được xã đặc biệt quan tâm, hiện nay cả xã có hơn 200 đảng viên sinh hoạt tại 26 chi bộ...
Thông qua mô hình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều hộ có thu nhập cao, các tệ nạn xã hội trên địa bàn không còn xảy ra. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã bám sát chương trình công tác, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, giải quyết những vấn đề trọng tâm, trọng điểm; kịp thời xử lý những sự việc bức xúc tại địa phương. Hoạt động của các đoàn thể nhân dân được đẩy mạnh, có hiệu quả, nhân dân yên tâm sản xuất góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội của xã.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 3.10, tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đơn Dương đạt chuẩn nông thôn mới.
Với số lượng tôm nuôi hiện đã chết lên đến hàng chục ngàn con, người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã bị thiệt hại hàng tỷ đồng.
Tối 1.10, Chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam (Techmart 2015) đã chính thức khai mạc. Một trong những điểm nổi bật của sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức lần này là sự tham gia đông đảo của các nhà sáng chế "chân đất".
Quả bưởi hồ lô có hình bản đồ Việt Nam, cùng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, của lão nông Võ Trung Thành đến từ Hậu Giang, đang được trưng bày ở Hà Nội thu hút nhiều người xem.
Suốt từ đầu năm đến nay, trong khi kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản nói chung liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là một số mặt hàng nông sản XK chủ lực như chè, cà phê, cao su… thì mặt hàng điều lại “lội ngược dòng” khi tăng trưởng khá khả quan.