Hiệu quả từ Dự án nuôi cá rô phi công nghiệp

Công nghệ nuôi áp dụng trong vùng dự án nuôi cá rô phi với mật độ thả là 3 con/m2; cỡ giống thả từ 5 - 7 cm/con; thời gian nuôi 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 11-2015).
Qua quá trình khảo sát đã chọn ra được 50 hộ dân tham gia tại 4 tiểu vùng ở các địa phương.
Gia đình ông Vũ Duy Thảo, thôn Hải Sơn, xã Quảng Thành, huyện Hải Hà là một trong những hộ tham gia dự án, ông cho biết: Sau hơn 3 tháng triển khai nuôi cá rô phi tập trung trên diện tích mặt ao với hơn 1 vạn con giống thả từ đầu vụ, mật độ thả 3 con/m2, cỡ giống thả từ 5 - 7cm/con đến nay tốc độ cá rô phi trưởng thành nhanh, trọng lượng cá đều nhau bình quân từ 800gam đến 1kg.
Ông Thảo cho biết thêm: Trước đây gia đình ông đã từng nuôi cá rô phi, nhưng do chất lượng con giống không đảm bảo cung cách sản xuất, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, nên năng suất, chất lượng thấp, trọng lượng cá chênh lệch lớn trong cùng một thời gian chăn thả.
Nhưng nay với sự hỗ trợ về vốn và sự chuyển giao khoa học kỹ thuật đồng bộ con cá rô phi đã chứng minh được những ưu điểm quan trọng.
Để triển khai hiệu quả dự án, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản đã chủ động cử cán bộ phối hợp với các địa phương tổ chức các đợt tập huấn cho từng tiểu vùng theo đúng tiến độ và chu kỳ nuôi với nội dung như: kỹ thuật nuôi cá rô phi đảm bảo ATTP; phòng và trị bệnh cho cá rô phi; VietGAP trong nuôi trồng thuỷ sản.
Theo đó, Chi cục đã tổ chức tập huấn cho 261 lượt người tham gia, thông qua lớp tập huấn các chủ hộ nuôi cá đã có kiến thức cơ bản về nuôi cá rô phi thâm canh theo hướng tập trung và biết cách vận dụng tối đa vào mô hình nuôi thực tiễn của gia đình.
Đặc biệt Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản đã chủ động cử cán bộ trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật (mỗi tiểu vùng 2 cán bộ) thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, UBND các xã nơi thực hiện dự án và các cán bộ làm công tác khuyến nông - khuyến ngư tại địa phương để chỉ đạo thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Đối với các hộ dân đã tiếp nhận dự án một cách tích cực bằng việc tham gia đầy đủ các chương trình mà dự án triển khai, đặc biệt là tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật, thông qua các lớp tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp tại ao đầm nuôi.
Trong quá trình triển khai đã phát hiện kịp thời các vấn đề còn hạn chế từ phía người dân, cũng như cán bộ kỹ thuật để điều chỉnh các yếu tố phát sinh kịp thời, đúng tiến độ, từ đó phối hợp nhịp nhàng trong công tác chỉ đạo và thực hiện đảm bảo đạt được các chỉ tiêu của dự án đề ra.
Xác định rõ trong nuôi trồng thuỷ sản, lấy phương châm “Phòng bệnh là chính - chữa bệnh khi cần thiết”.
Rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm 2015 ngay từ đầu vụ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản đã chỉ đạo các cán bộ phụ trách tại 4 tiểu vùng lên kế hoạch hướng dẫn chi tiết cho các hộ tham gia dự án, tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt từ các khâu như: cải tạo, vệ sinh ao đầm nuôi; lấy nước vào ao nuôi trước khi thả giống; chăm sóc quản lý...
áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong quá trình nuôi thả.
Bởi vậy, năm 2015 mặc dù có những diễn biến lớn về tình hình bệnh dịch trên tôm nuôi tại một số địa phương, đặc biệt trận mưa lụt lịch sử trên địa bàn tỉnh, kéo dài cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua, gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi trồng thuỷ sản, song tại các tiểu vùng thực hiện dự án nuôi cá rô phi về cơ bản không thấy hiện tượng bệnh dịch xảy ra trên cá ở các hộ nuôi.
Qua đánh giá kết quả nuôi cho thấy 50 hộ/50 hộ nuôi đều đạt năng suất trên 10,5 tấn/ha theo dự kiến, đạt 100% so với chỉ tiêu của dự án đề ra, năng suất nuôi trung bình toàn dự án đạt 11,73 tấn/ha; năng suất cá nuôi thấp nhất đạt 10,80 tấn/ha; năng suất cá nuôi cao nhất đạt 13,06 tấn/ha.
Tổng sản lượng cá nuôi của dự án trên 4 tiểu vùng với tổng diện tích là 16ha đạt 187.858 tấn, vượt hơn so với kế hoạch là trên 20 tấn cá.
Tổng doanh thu của các tiểu vùng đạt gần 6 tỷ đồng; doanh thu trung bình/ha đạt trên 374 triệu đồng.
Đồng chí Đặng Khánh Hùng, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Nuôi trồng Thuỷ sản cho biết: Nhìn vào kết quả trên có thể khẳng định Dự án nuôi cá rô phi cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt, gấp 3 - 5 lần so với trồng lúa (khoảng 15 triệu đồng/ha) đặc biệt những vùng đất trồng lúa kém hiệu quả.
Điều này khẳng định chủ trương phát triển mở rộng dự án nuôi cá rô phi tại các huyện khu vực miền Đông của tỉnh là đúng hướng và phù hợp với nguyện vọng của đông đảo bà con nông dân.
Kết quả dự án là nền móng để xây dựng vùng nuôi cá rô phi tập trung theo hướng công nghiệp, nhằm phát huy tối đa hiệu quả cơ sở hạ tầng vùng nuôi, tạo việc làm, có thu nhập cao và ổn định cho nông dân, từng bước xây dựng vùng nguyên liệu lớn phục vụ tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.

Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.