Hiệu Quả Trồng Xen Canh Cây Ngắn Ngày Với Chè Mới Trồng
Từ năm 2012 đến nay, bà con xã Bản Bo (huyện Tam Đường, Lai Châu) đã tận dụng diện tích chè mới trồng (từ 1 - 3 tuổi) để trồng xen canh cây ngắn ngày (đậu tương, lạc), đem lại hiệu quả thiết thực.
Quan sát hai bên đường từ trung tâm xã Bản Bo dẫn tới các bản: Cốc Phát, Cốc Phung, Nậm Tàng, Hưng Phong, Nà Ly, chúng tôi thấy trên các sườn đồi phủ kín mầu xanh non của đậu tương, lạc xen lẫn cây chè. 3 năm qua, bà con trong xã đã trồng mới hơn 200ha chè.
Với phương châm “Lấy ngắn nuôi dài”, huyện Tam Đường đã hỗ trợ 100% giống (trong 3 năm) khuyến khích bà con xã Bản Bo trồng xen đậu tương, lạc trên diện tích chè mới trồng. Bởi cây chè phải có (từ 3 - 5 năm) mới cho thu hoạch búp.
Vì vậy, việc bà con trồng xen canh 2 vụ đậu tương, lạc/năm nhằm tái tạo chất dinh dưỡng trong đất cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, chống xói lở đất, tăng sản lượng cây có hạt. Với 1ha chè mới trồng, bà con xen canh 2 vụ đậu tương, lạc/năm, thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng.
Nhờ xen canh đậu tương, lạc trên diện tích chè, bà con có thêm một khoản thu nhập để trang trải gia đình. Tháng 4 vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã cấp giống, phân bón cho bà con trong xã xen canh 105ha đậu tương và 32ha lạc.
Đến nay, đậu tương, lạc xen canh cây chè của xã đang ra hoa, quả. Một số bản đi đầu trong việc xen canh cây ngắn với cây chè như: Nà Sẳng, Nà Van, Bản Bo, Nà Út…
Trước đây, bà con ở bản Cốc Phát dựa vào sản xuất 1 vụ ngô, lúa địa phương không bón phân, phun thuốc nên năng suất cây có hạt thấp, tỷ hộ đói, nghèo cao.
Từ năm 2012 đến nay, chính quyền xã đã vận động bà con chuyển đổi nương, ruộng kém hiệu quả sang trồng 25ha chè. Để tăng thu nhập gia đình, bà con đã xen canh đậu tương trên diện tích chè mới trồng. Anh Giàng A Páo ở bản Cốc Phát tâm sự: “Ngày đầu tham gia trồng 2ha chè, tôi lo lắng vì thiếu lao động làm cỏ, vun xới.
Năm 2013, tôi đã tận dụng diện tích chè mới trồng chưa phát tán xen canh 2 vụ đậu tương/năm, thu nhập hơn 60 triệu đồng. Nhờ xen canh đậu tương, tôi có thêm một khoản thu nhập để trang trải gia đình và chăm sóc được chè mới trồng”.
Tính đến thời điểm này, bà con ở bản Cốc Phung đã trồng mới hơn 20ha chè. 100% diện tích chè mới trồng của bản đã được bà con trồng xen canh lạc, đậu tương. Một công đôi việc, bà con vừa có thu nhập từ đậu tương, lạc vừa chăm sóc được chè mới trồng.
Theo bà con thì ưu điểm của việc xen canh là hàng ngày chăm sóc cây ngắn ngày, nông dân có thể theo dõi tình hình phát triển của sâu, rầy hại chè, từ đó có những biện pháp phòng, trừ hiệu quả. Sau khi thu hoạch, thân, lá đậu tương, lạc phân hủy làm đất tơi xốp giúp cho cây chè phát triển tốt.
Ông Đỗ Trọng Thịnh - Cán bộ Địa chính Nông nghiệp xã Bản Bo (huyện Tam Đường) cho biết: “Trước đây, bà con xã Bản Bo đã được huyện hỗ trợ giống (lạc, đậu tương) xen canh với diện tích chè mới trồng.
Năm nay, (ngoài việc hỗ trợ giống) huyện còn hỗ trợ 100% vật tư, phân bón khuyến khích bà con xen canh hiệu quả. Mục đích của việc xen canh (lạc, đậu tương) là phương thức chăm sóc chè mới trồng.
Tuy nhiên, xã khuyến cáo bà con nên trồng xen canh các loại cây họ đậu (đậu tương, đậu đen, lạc) nhằm cải tạo đất cho cây chè phát triển…”.
Related news
Tại một số vựa thu mua ốc bươu vàng ở huyện Long Mỹ và Vị Thủy (Hậu Giang), hiện giá ốc bươu vàng làm sạch ruột có giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, tăng từ 1.000 - 2.000 so với cùng kỳ năm 2013. Trung bình mỗi vựa thu mua được trên 5 tấn ốc/ngày.
Tham dự buổi tập huấn có gần 120 học viên là nông dân chuyên ương, nuôi cá tra; thành viên câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản VietGAP; hợp tác xã và các công ty, doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh.
Huyện Trà Cú, là địa bàn có diện tích nuôi cá lóc nhiều nhất nhất tỉnh Trà Vinh với diện tích hơn 1.200 ha. Hiện nay, do hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá lóc chưa hoàn chỉnh nên chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không được thả nuôi ổ ạt, tránh ô nhiễm môi trường.
Thực hiện dự án phát triển ngành nghề sản xuất theo chương trình Xây dựng Nông thôn mới. Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân (An Giang) vừa tổ chức hội thảo mô hình Nuôi cá tra BMP. Bà con nông dân được nghe báo cáo quy trình thực hiện mô hình Nuôi cá tra BMP và tham quan thực tế mô hình của nông dân Trần Hữu Nghĩa, ngụ ấp Hoà Lợi, xã Phú Hiệp.
Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) đã cùng với 30 DN và hơn 400 nhà đầu tư tham dự sự kiện Gateway to Việt Nam 2014 với chủ đề “Tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam”. Tại sự kiện, Seaprodex đã có buổi giới thiệu, giao lưu gặp gỡ với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Seaprodex có nhiều sản phẩm thủy sản khác nhau: cá tầm, cá tra, cá chẻm, cá hường, cá đục, cá thu… đặc biệt mặt hàng tôm XK của Seaprodex rất được thị trường các nước EU, Mỹ, Nhật, Úc và thị trường châu Á ưa chuộng. Riêng đối với sản phẩm cá tầm, Seaprodex đang triển khai nuôi cá tầm thương phẩm tại hồ Kala, huyện Di Linh, Lâm Đồng với diện tích mặt hồ là 320 ha, cung cấp một lượng cá tầm lớn trên thị trường trong nước và XK. Với nhiều lợi thế về ngành nghề kinh doanh, tiềm năng phát triển của mình, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam đã thu hút được hơn 50 nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư hợp tác với Seaprodex. Dự kiến cuối năm 2014, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra