Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Trồng Sắn Dây Theo Kỹ Thuật Mới Ở Gia Bình (Bắc Ninh)

Hiệu Quả Trồng Sắn Dây Theo Kỹ Thuật Mới Ở Gia Bình (Bắc Ninh)
Ngày đăng: 06/03/2014

Cây sắn dây là loại cây quen thuộc lâu đời và là vị thuốc quý. Trong phong trào cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, người dân các vùng quê nông thôn Gia Bình (Bắc Ninh) quan tâm mở rộng diện tích trồng cây sắn dây theo kỹ thuật mới đem lại hiệu quả cao.

Trồng sắn dây không tốn đất, không tốn công sức và tiền đầu tư phân bón, giống. Một khóm sắn dây đầu tư khoảng 100 -120 nghìn đồng, nhưng có thể thu về từ 500.000-1.200.000 đồng, thậm chí có thể thu tới vài triệu đồng.

Biết chúng tôi tìm hiểu về cây sắn dây, ông Nguyễn Huy Tính, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo (Gia Bình) vui vẻ giới thiệu về các khách hàng quen thuộc là người địa phương. Họ đều là các cụ cao tuổi. Mọi người đều khẳng định trồng cây sắn dây là dễ làm nhất hiện nay mà lại có hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Ly chỉ cho chúng tôi đống củ sắn dây vừa mang đến nhà ông Tính sát sắn làm bột cho biết: “Trồng sắn dây đơn giản, chỉ cần làm ụ cao, giữ ẩm là cuối năm được thu hoạch. Trồng sắn dây cho leo lên cây ăn quả, hay là cọc tre - để cả cây và rong là tốt nhất. Năm ngoái tôi có 160 kg củ cũng được trên 30 kg bột. Năm nay trồng ba khóm cũng được gần tạ củ”.

Theo ông Nguyễn Huy Tính, ông bà về hưu đã lâu rồi nên là nhiều nghề và trồng nhiều cây, cấy lúa, thả cá nhưng cuối cùng tìm hiểu và học hỏi thì làm sắn dây là hiệu quả hơn cả. Nhất là từ khi học được cách ủ mầm. Mầm sắn dây được lấy từ dây sắn đã thu hoạch, đem dâm, khi mọc mầm mới bó đất như triết cây, để ra rễ mới đem trồng. Bà con đã trồng nhiều năm cho biết rằng nếu trồng bằng mầm ủ kiểu này có năng suất và hiệu quả hơn trồng theo cách truyền thống.

Ông Tính nói: Trước kia người dân quen trồng lấy đoạn dây vùi vào ụ đất, cây ra nhiều nhánh, nhiều rế nên củ nhỏ, và không đạt năng suất. Nhưng nay trồng bằng mầm ủ thì củ to, tập trung hơn”.

Ông Nguyễn Văn Thóc xóm Viền thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo chỉ đống củ mới đem đến cân để làm bột khoe với chúng tôi những củ to nặng 6-7 kg cũng cho biết: Gia đình ông có gần 01 sào vườn trồng hàng chục cây nhãn nhưng không có hiệu quả. Từ khi trồng sắn dây, nhất là mua mầm ủ của ông Tính thì hiệu quả trông thấy. Một năm trồng 5-10 khóm là có trên chục triệu đồng. Cứ mỗi khóm được khoảng 50-60 kg, đem làm bột cũng được trên 10 kg bột sắn với giá bán hiện nay cũng được triệu hai trăm đồng/một khóm.

Về kỹ thuật bà con cho biết nên đắp ụ cao gần 01 m, kích cỡ 1*1,5 m là tốt nhất. Làm ụ như đống rơm, chân to, trên nhỏ. Nếu được đất sa trộn với rơm, mùn là tốt nhất, yêu cầu đất tơi xốp. Khi trồng cần giữ độ ẩm liên tục và vừa phải, không được khô quá, không ẩm ướt quá. Cây sắn càng leo rộng càng tốt. Nên bón lót khoảng 7 – 10 kg supper lân/khóm. Gần tới khi thu hoạch nên bón thêm 1 – 2 kg ka li. Cách bón chia làm hai đợt, cách nhau 10 ngày.

Một sào ruộng có thể trồng từ 20 – 30 khóm. Mỗi khóm thể làm cây tre, để cả rong tre cho dây leo. Hoặc có thể tận dụng các cây ăn quả, cây lấy gỗ hoặc tường rào, mái nhà cho dây leo. Nếu có điều kiện thì làm bằng cột bê tông, dây thép. Thời gian trồng từ tháng 2 -3 âm lịch đến tháng 10 hoặc cuối năm. Nhiều nơi bà con nông dân đã bỏ vụ lúa màu trồng sắn dây. Bình quân mỗi khóm sắn dây cho từ 50 -100 kg củ. Cá biệt có thể đạt 300 - 400 kg củ/khóm. Tính theo diện tích năng suất sắn dây có thể đạt 2-3 tấn củ.

Ông Nguyễn Huy Tính cũng tâm sự khi đi học về nhiều đêm mất ăn mất ngủ vì chưa ủ mầm thành công. Và chưa làm được như kỹ thuật. Sau khi làm được ông phấn khởi và đã bán giống, giúp đỡ nhiều người. Bà con trong huyện, các nơi đã tìm về ông để học tập và mua giống về trồng. Nay thì người dân yên tâm đến ông không chỉ học hỏi mà còn bán củ hoặc nhờ ông Tính là bột sắn.

Bình thường cứ 5 kg củ được 01 kg bột sắn. Giá tiền công say, mài, vắt và ngâm ủ thành bột được tính là 22.000 đồng/10 kg bột. Ông Tính cứ nhận làm và hẹn bà con hôm sau đến lấy bột về phơi. Trước kia ông thường đi xe đạp, xe máy, mang máy xay đi làm bột sắn tận hộ gia đình.

Nhưng do bà con thiếu đồ nghề, thiếu nguồn nước sạch nên ông đầu tư hàng chục triệu đồng vào xây bể, mua thùng và lắp đặt đầy đủ điều kiện làm bột cho bà con và gia đình.

Theo giá bán hiện nay khoảng 5.000 đồng/kg củ và giá 01 kg bột tinh khoảng 110 - 120.000 đồng/kg. Vào hè giá bột sắn dây có thể trên 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên ông Nguyễn Huy Tính cũng cảnh báo về đầu ra khó khăn, thiếu ổn định.

Sắn dây là loại củ có hàm lượng dinh dưỡng cao là loại thuốc quý, có công dụng đơn giản và mọi người dân đều biết là giải nhiệt, giải ngộ độc rượu và hỗ trợ tiêu hoá. Việc mở rộng trồng sắn dây đang là xu hướng chung và là nguồn cứu cánh cho nhiều hộ, nhất là lao động già, yếu ở các vùng quê hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Vì Sao Cá Chết Hàng Loạt Ở Vịnh Mân Quang? Vì Sao Cá Chết Hàng Loạt Ở Vịnh Mân Quang?

Hơn 2 ngày qua, tại các lồng bè trên vịnh Mân Quang (quận Sơn Trà - Đà Nẵng) đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt khiến người nuôi cá tại đây trở tay không kịp.

28/08/2014
Thí Điểm Chuỗi Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế Thí Điểm Chuỗi Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế

Dự án nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi gà áp dụng quy trình an toàn sinh học theo hướng VietGAHP có kiểm soát. Xây dựng mối liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ cung ứng sản phẩm gà đồi Yên Thế cho TP Hà Nội và một số thị trường khác với chất lượng ổn định, giữ vững thương hiệu, thị trường và hài hòa lợi ích của các bên.

28/08/2014
Có Đủ Vaccine Để Phòng Virus Cúm A H5N6 Có Đủ Vaccine Để Phòng Virus Cúm A H5N6

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Việt Nam có đủ vaccine phòng chủng cúm A H5N6 nếu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Tuy nhiên, đây chỉ là loại vaccine dùng tiêm cho gia cầm.

28/08/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Vịt Biển Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Vịt Biển

Đây là mô hình thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2014-2016”. Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và bà con nông dân, mô hình này hứa hẹn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

28/08/2014
Cơ Giới Hóa Giải Pháp Tăng Thu Nhập Cho Người Trồng Mía Cơ Giới Hóa Giải Pháp Tăng Thu Nhập Cho Người Trồng Mía

Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng mía, bên cạnh việc chuyển đổi giống mía, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) còn hướng dẫn nông dân thay đổi hình thức canh tác từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa và áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất. Tuy mới áp dụng không lâu, nhưng mô hình đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và nhận được sự đồng tình của người dân.

28/08/2014