Hiệu Quả Nuôi Bò Vỗ Béo
Để tăng năng suất, tăng thu nhập trong việc nuôi bò vỗ béo, thời gian gần đây, một số nông dân huyện Châu Phú (An Giang) đã được địa phương hỗ trợ và hướng dẫn áp dụng mô hình chăn nuôi bò sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR), đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Đáp ứng được yêu cầu đặt ra về số lượng nuôi (từ 8 con bò trở lên) và có chuồng trại chăn nuôi thông thoáng sạch sẽ nên hộ anh Lê Văn Răng, ngụ ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Phú (Châu Phú) đã được địa phương hỗ trợ kỹ thuật và 30% chi phí thức ăn, đặc biệt là được đầu tư máy thái cỏ để chế biến khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh vỗ béo bò.
Anh Lê Văn Răng cho biết: “Qua hai tuần thực hiện vỗ béo bò bằng thức ăn TMR, hiện nay, đàn bò đã tăng trọng đáng kể (khoảng 1kg/ngày/con). Sử dụng thức ăn TMR giúp bổ sung lượng đạm, khoáng chất, tinh bột cho bò, nhất là ở giai đoạn vỗ béo trước khi cho bò xuất chuồng. Qua đó, giúp rút ngắn được thời gian nuôi, đàn bò tăng trọng tốt hơn so với phương pháp nuôi bò thông thường và đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng”.
Theo Trưởng trạm Thú y huyện Châu Phú Phan Thanh Vũ, phương pháp vỗ béo bò bằng thức ăn TMR trên địa bàn huyện bước đầu thực hiện khá thành công. Trong mỗi khẩu phần thức ăn TMR có chứa hàm lượng dinh dưỡng thích hợp. Hiệu quả sử dụng thức ăn TMR mang lại tốt hơn nhiều so với một khẩu phần thông thường.
Phương pháp phối trộn thức ăn TMR cũng khá đơn giản. Theo đó, người nuôi có thể tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp có sẵn ở địa phương như: Cỏ, cây bắp… để phối trộn với thức ăn tinh (thành phần, gồm: Cám, tấm, vôi, bột cá, muối, phân urê…) để cho ra hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò ăn.
Việc sử dụng thức ăn TMR nuôi vỗ béo trong 3 tháng cuối trước khi xuất chuồng sẽ giúp nâng cao chất lượng thịt bò. Do hỗn hợp thức ăn nuôi bò đã được cân đối theo khẩu phần nên cũng kéo giảm chi phí chăn nuôi.
Theo đó, sau ba tháng nuôi vỗ béo bò, người nuôi thu lợi nhuận khoảng 5 triệu đồng/con. Tuy nhiên, khi phối trộn thức ăn phải tuân thủ theo các khuyến cáo của nhà sản xuất để pha trộn. Nếu khẩu phần không được cân đối chính xác hoặc trộn không đúng cách thì quá trình vỗ béo sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Trên cơ sở các kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Châu Phú sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn để bà con nông dân nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện. Đồng thời, đưa ra giải pháp cho việc trồng nguồn nguyên liệu (cỏ, bắp non) và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Hiện nay, Châu Phú đang xây dựng 4 điểm ứng dụng chế biến thức ăn vỗ béo cho bò thịt tại 3 xã: Mỹ Phú, Mỹ Đức, Khánh Hòa. Tham gia mô hình, mỗi hộ được hỗ trợ 30% chi phí thức ăn và được đầu tư máy thái cỏ.
TMR (Total Mixed Ration) còn được gọi là khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh, với đầy đủ chất dinh dưỡng như: Năng lượng, prôtein, khoáng, vitamin. Khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được phối trộn, gồm: Các phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn tinh (trong đó có: Cám, tấm, muối, vôi, phân urê , bột cá…) được trộn lẫn với nhau để vỗ béo bò vào giai đoạn 3 tháng cuối trước khi xuất chuồng.
Có thể bạn quan tâm
Nằm giữa cánh đồng lúa xanh mơn mởn thuộc xóm Chay - quê hương của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ - là 6 trại nuôi dế vàng của anh Nguyễn Văn Hưng (40 tuổi, ngụ thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố như: Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ… hiện vịt ta loại đẹp (vịt lông trắng) được nhiều hộ chăn nuôi vịt bán cho thương lái chỉ còn ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg, vịt ta loại thông thường (vịt lông đen, lông xám…) có giá 30.000 - 33.000 đồng/kg. Giá vịt ta giảm chủ yếu do lượng vịt tới lứa xuất bán trong dân đang tăng mạnh.
Hầu hết các loại thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam luôn cao hơn 10 - 20% so với các nước khác. Để giảm chi phí đầu vào, các trang trại chăn nuôi lớn đang áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn, song trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn…
Nhắc đến người thành công với mô hình nuôi ong ở vùng ven biển Kim Sơn (Ninh Bình), không ai quên nhắc đến cái tên Bùi Duy Hiển, xóm 5, xã Kim Tân. “Bén duyên” với nghề nuôi ong gần 10 năm nay, hiện giờ trong vườn nhà ông lúc nào cũng có trên 100 đàn ong khỏe mạnh, sản lượng mật hàng năm xấp xỉ 1,5 tấn với thu nhập gần 140 triệu đồng/năm.
Đó là anh Nguyễn Xuân Long, ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Anh cho biết: Trước năm 2001 anh làm nghề sản xuất bay, bàn chà bán cho cánh thợ nề. Thấy đất vườn nhà rộng nên anh mua 200 gà ta giống về nuôi chơi, không ngờ “làm giỡn, ăn thiệt”, sau gần 3 tháng xuất chuồng lãi 4 triệu đồng.