Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Đất

Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Đất
Ngày đăng: 24/07/2013

Năm 2013, được sự hỗ trợ của của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh (KNKN) Quảng Trị tiến hành triển khai mô hình: “Nuôi cá chẽm trong ao” tại 2 huyện Gio Linh và Triệu Phong với quy mô 1 ha, mật độ 1,5 con/m2, số lượng cá giống thả nuôi là 15.000 con.

Các hộ tham gia thực hiện mô hình được được hỗ trợ 100% con giống; 30% thức ăn và hóa chất, chế phẩm sinh học. Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình là 124,5 triệu đồng.

Là một người nhiều năm nuôi tôm ở xã Trung Giang (huyện Gio Linh) nhưng đối với anh Hoàng Mạnh Huy, thời hoàng kim của con tôm sú nay đã qua. Anh Huy cho biết: Hơn 3 năm qua, vụ tôm sú nào anh cũng bị thua lỗ, chuyển qua nuôi tôm thẻ cũng thế. Theo anh Huy nguyên nhân là do mầm bệnh của tôm tồn tại trong ao từ vụ này sang vụ khác, do đó nếu nuôi tôm liên tục, không có biện pháp luân canh thì sẽ dễ thất bại.

Bên cạnh đó, mặc dù anh đã sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh hợp lý, đúng theo hướng dẫn kỹ thuật nhưng vẫn gặp thất bại liên tục do dịch bệnh. Qua tìm hiểu, anh Huy phát hiện do môi trường ao nuôi bị suy thoái. “Thời gian gần đây, nhờ được Trung tâm KNKN tỉnh tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật, tôi quyết định đăng ký thực hiện mô hình nuôi cá chẽm để cải thiện môi trường” – anh Huy nói.

Theo kinh nghiệm nuôi cá của anh Huy thì nuôi cá chẽm cần phải cải tạo ao kỹ, diệt hết cá tạp, đảm bảo hệ thống cống, lưới nuôi không bị rò rỉ. Mặt ao phải thoáng, bờ ao trống trải, không cho ếch, rắn ẩn nấp sát hại cá con. Công tác xử lý đáy ao được thực hiện kỹ để dọn dẹp cây cỏ thủy sinh trong ao và trên bờ ao, bắt hết cá dữ như cá lóc trong ao, hạn chế tỷ lệ thất thoát cá giống trong quá trình nuôi. Ao nuôi cá phải có độ sâu khoảng 1,5m và đặc biệt là có thể thay được nước khi cần thiết để giữ nguồn nước trong ao lúc nào cũng sạch sẽ.

Trong quá trình triển khai thực hiện, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm KNKN đã tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn các hộ nuôi cải tạo dọn ao nuôi, xử lý nước, chọn con giống, khẩu phần ăn, chế độ thay nước, sục khí, cách chăm sóc và sử dụng hóa chất, men vi sinh… thường xuyên kiểm tra sự biến động oxy hòa tan, kiểm tra độ kiềm, pH… nhất là trong những ngày thời tiết biến động (trời âm u, mưa nhiều…) để điều chỉnh cho thích hợp. Đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc hộ nuôi thực hiện đúng qui trình kỹ thuật, nên cá phát triển bình thường, không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt trên 75%.

Theo anh Huy: Trước đây, cũng có một số người nuôi cá chẽm nhưng đạt hiệu quả không cao do sử dụng thức ăn tươi sống vừa dễ gây dịch bệnh vừa khó kiểm soát được nguồn thức ăn. Giải đáp vấn đề này, theo chị Phan Thị Mỹ Nhung – Cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo mô hình đó là do cá chẽm có tập tính “ăn lẫn nhau”, do vậy trong quá trình nuôi, nếu không cung cấp thức ăn đủ nhu cầu thì những con cá lớn, khỏe sẽ ăn những con cá bé nhất là khi còn nhỏ nên trong thời gian khoảng một tháng nuôi đầu tiên người nuôi nên quây lưới ở một góc ao để thả cá, thuận tiện cho việc kiểm tra, sau đó mới thả cá lan ra ngoài ao.

Bên cạnh đó, do bản năng của cá chẽm là bắt mồi động nên khi cho cá ăn phải hết sức kiên nhẫn, thời gian cho ăn càng lâu càng tốt. Phải rải thức ăn với số lượng ít để cá kịp ăn hết trước khi chìm, vừa tiết kiệm thức ăn, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường. Thức ăn cho cá chẽm thường là cá nục, cá cơm và các loại cá tạp tươi khá dồi dào tại địa phương.

Khi cá đã lớn do tập tính rất háu ăn và kích cỡ tương đối đồng đều, lúc này người nuôi có thể sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi phối hợp với thức ăn tươi sống để cho cá ăn. Chị Nhung cho biết thêm: Cá giống thả nuôi nên có kích cỡ lớn từ 10cm trở lên sẽ tăng tỷ lệ sống trong quá trình nuôi. Tập cho cá ăn và thiết kế nơi cho ăn tập trung sẽ tránh được việc thất thoát thức ăn. Khi trời mưa hoặc âm u nên giảm thức ăn hoặc không cho ăn vì lúc đó cá sẽ giảm hoặc không bắt mồi.

Không gây tiếng động lớn vì dễ làm cá bị sốc dẫn đến bỏ ăn. Theo dõi kỹ quá trình cá ăn để tránh thiếu hoặc thừa thức ăn, cho ăn đủ số lượng và chất lượng để hạn chế cá hao hụt (tỷ lệ sống thấp) do ăn lẫn nhau. Đến thời điểm này, tại các điểm trình diễn, cá chẽm nuôi đều đạt tốc độ tăng trưởng tương đối tốt. Trọng lượng cá đạt từ 0,2 – 0,3kg/con/3 tháng nuôi. Theo chị Nhung, nếu nuôi từ 8 tháng đến 1 năm, cá có thể đạt trọng lượng 0,8 – 1kg, mức trọng lượng này là dễ tiêu thụ nhất. Được biết, hiện nay trên thị trường cá chẽm có giá từ 70.000đ – 100.000 đông/kg.

Thời gian qua, nhiều ao nuôi tôm trên địa bàn tỉnh phải bỏ hoang, vì theo nhiều hộ dân trong quá trình nuôi dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Thông qua các lớp tập huấn và các phương tiện truyền thông khác, Trung tâm KNKN tỉnh đã liên tục khuyến cáo người nuôi nên sử dụng ao nuôi tôm trước đây để nuôi các loài thủy sản khác như: cua biển, cá rô phi đơn tính, cá chẽm… nhằm khắc phục các rủi ro dịch bệnh do ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Trung tâm KNKN tỉnh cho biết: “Cá chẽm phù hợp với môi trường các vùng nuôi này và là loại cá có khả năng mang lại giá trị kinh tế cao. Kỹ thuật nuôi cá chẽm không quá khó, nguồn giống và thức ăn công nghiệp cũng đã được bán rộng rãi trên thị trường. Với những lợi thế này, việc nuôi luân canh cá chẽm sử dụng ao nuôi tôm là giải pháp thích hợp, góp phần cải thiện môi trường trong ao nuôi tôm”.

Cá chẽm là loài cá có giá trị kinh tế, dễ nuôi do cá có khả năng chịu đựng được tốt với điều kiện môi trường, với các loại thức ăn rộng nên là đối tượng nuôi thích hợp cho người dân. Có thể nói, mô hình nuôi cá chẽm trong những ao nuôi tôm hay các ao đất khác là giải pháp kỹ thuật hoàn toàn khả thi, góp phần đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi.

Hiệu quả của mô hình “Nuôi cá chẽm trong ao” còn nhằm giúp cho bà con tận dụng diện tích ao nuôi tôm bỏ hoang, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải tạo môi trường sinh thái, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cao trình độ và kỹ thuật nuôi, trang bị cho người dân kiến thức khoa học kỹ thuật phổ thông dễ thực hiện ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Cà Chua Thu Lợi Nhuận Cao Trồng Cà Chua Thu Lợi Nhuận Cao

Theo nông dân xã Khánh Hòa, trồng cà sau 70 ngày là cho thu hoạch, đầu tư khoảng 16 triệu/công. Nếu trồng giống cà chua ghép gốc thì khả năng kháng bệnh cao.

22/12/2013
Trúng Mùa Cá Cơm Cuối Năm Trúng Mùa Cá Cơm Cuối Năm

Hàng trăm lao động tại miền biển Sông Đốc cũng có thêm việc làm thời vụ nhờ phơi cá cơm thuê cho doanh nghiệp, mỗi ngày công từ 100-150 ngàn đồng/người.

23/12/2013
Nuôi Tôm Trên Cát, Chuyện Vui Đầu Năm Mới Nuôi Tôm Trên Cát, Chuyện Vui Đầu Năm Mới

Vùng cát hoang sơ ở Phong Điền (Thừa Thiên Huế) ngày nào nay trở thành vùng nuôi tôm sôi động. Ngư dân bao đời chỉ biết bủa lưới giăng câu, giờ biết thêm nghề nuôi tôm với khát vọng làm giàu chính đáng trên quê hương.

08/01/2014
Gà Chọi - Hướng Mới Trong Chăn Nuôi Gà Chọi - Hướng Mới Trong Chăn Nuôi

Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi ở Yên Thế đã thành công với mô hình nuôi gà chọi thương phẩm. Vợ chồng anh Đào Văn Hải, chị Thân Thị Thùy ở thôn Tân Sỏi, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) là một hộ điển hình.

23/12/2013
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Gà Bán Chăn Thả Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Gà Bán Chăn Thả

Ngày 18/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả tại xã Kim Bình và Bắc Sơn.

23/12/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.