Trang chủ / Cây ăn trái / Cây khóm

Hiệu quả bón phân chậm tan 46A+ cho cây khóm

Hiệu quả bón phân chậm tan 46A+ cho cây khóm
Tác giả: Đ.T.Chánh
Ngày đăng: 10/01/2020

Cty CP Phân bón Bình Điền triển khai mô hình bón phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ trên cây khóm tại huyện Gò Quao – Kiên Giang.

Mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân vùng đất phèn.

Nông dân sử dụng phân bón Đầu Trâu 46A+ để bón cho cây khóm, hạn chế được hiện tượng cháy đọt, mang lại hiệu quả cao.

Huyện Gò Quao là vùng trồng khóm trọng điểm của tỉnh, với diện tích hiện có trên 4.300 ha. Khóm là cây trồng cạn nên việc bón phân nông dân thường phải chọn thời điểm trời chuẩn bị có mưa, sau khi bón xong thì trời mưa sẽ giúp phân tan, cây hấp thụ được.

Nếu bón phân rơi vào thời điểm trời không mưa thì phân sẽ chảy nước, làm cháy họng (cũ hũ) khóm, khóm không hút được dinh dưỡng của phân gây thiệt hại cho nhà nông.

Anh Lương Văn Lắm (Tám Lắm), ở ấp Phước Minh, xã Vĩnh Phước A, Gò Quao, đang trồng gần 9 ha khóm, cho biết, hiện nay nông dân đã biết cách xử lý cho khóm ra trái rải vụ, mỗi năm có thể cho thu hoạch thành 4 đợt. Cụ thể, mỗi công khóm một đợt thường xử lý có thể cho ra từ 1.000 - 1.500 trái. Nếu trái đạt từ 1kg trở lên thì là khóm loại I, giá hiện nay thương lái thu mua tại vườn là 11.000 đồng/trái. Còn nếu trái dưới 1kg thì là loại II, giá giảm chỉ còn 50% so với loại I.

Để khóm đạt loại I nhiều thì nông dân phải chăm sóc, bón phân đầy đủ, cây sinh trưởng tốt. Theo anh Lắm, việc bón phân cho khóm phải lệ thuộc vào thời tiết, khi nào có mưa mới làm được. Còn nếu lỡ bón rồi mà trời không mưa thì phải dùng máy tưới, rất vất vả.

“Nếu bón phân thông thường trong vòng 1 - 2 giờ mà trời không mưa thì phân sẽ chảy nước, gây cháy họng cho khóm. Mà cháy họng là coi như cây khóm đó bị hư, phải chờ thời gian sau cây ra con mới. Còn bón phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ của Bình Điền nhờ có chất Agrotain giúp phân giải chậm, giảm thất thoát đạm và không bị cháy họng như bón phân thông thường”, Tám Lắm chia sẻ.

Tương tự, hộ anh Trương Bình Lương, ở ấp Phước Bình, xã Vĩnh Phước A, trồng 2 ha khóm cũng chọn phân đạm Đầu Trâu 46A+ để canh tác. Theo anh Lương, sử dụng phân Đầu Trâu 46A+ số lượng có giảm so với các loại phân thông thường, tuy nhiên ưu điểm là phân chậm tan, hạn chế được thiệt hại khi không có mưa hoặc chưa tưới được ngay.

Chính nhờ vậy mà lượng trái xử lý một đợt cũng nhiều hơn, cho lợi nhuận tốt hơn. Bên cạnh đó nhờ chuyên gia của Cty Bình Điền tôi sẽ sử dụng sản phẩm Đầu Trâu AT3 để bón thêm giai đoạn nuôi trái.

Các chuyên gia của Cty CP Phân bón Bình Điền trao đổi về kỹ thuật sử dụng phân bón Đầu Trâu 46A+ để bón cho cây khóm.

Ông Lê Hữu Toàn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Gò Quao cho biết, hiện toàn huyện đang có 4.338 ha, trong đó có 341 ha đã được công nhận đạt tiêu chuẩn khóm VietGAP. Địa phương trồng khóm tập trung, nhiều nhất là xã Vĩnh Phước A, với 2.700 ha, còn lại ở các xã Vĩnh Thắng, Vĩnh Hòa Hưng Nam và Thới Quản. Huyện đang xây dựng mô hình trồng khóm nhằm tăng thu nhập cho nông dân để làm giàu và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Theo ông Toàn, riêng về diện tích sử dụng phân Đầu Trâu trước mắt đã đem lại hiệu quả cao về năng suất, giảm chi phí so với các ruộng khóm sử dụng phân khác. Hơn 1 năm nay, giá khóm ở mức khá tốt, từ 8.000-10.000 đồng/trái, nông dân rất vấn khởi. Giá đầu ra tốt, nên nông dân mạnh dạn đầu tư, xử lý cho ra trái rải vụ quanh năm.

"Nhờ nắm vững kỹ thuật, nông dân có thể xử lý theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp về mùa vụ, sản lượng, thời gian giao hàng nhằm để phục vụ nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Cách làm này vừa đáp ứng được yêu cầu thị trường, vừa tránh thu hoạch đồng loạt, dẫn đến đụng hàng dội chợ", ông Toàn chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 4 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 4

Thời vụ trồng dứa không yêu cầu chặt chẽ như một số cây trồng khác. Có thể trồng dứa vào bất kỳ thời gian nào trong năm cũng được và đến có thể dễ dàng đạt được tỷ lệ sống khá cao, vẫn ra hoa kết quả bình thường. Tuy vậy do yêu cầu thực tế về nhân lực và cây giống, nên vẫn hình thành một số thời vụ nhất định.

05/03/2013
Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 2 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 2

Dứa hoa hay còn gọi nhiều tên khác: dứa victoria, dứa Tây, dứa Phú Thọ, dứa hoàng hậu, dứa lục,…Đây là một giống nhập nội khoảng năm 1913 được nhập vào nước ta, nay trồng rải rác ở khắp các tỉnh.

05/03/2013
Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 3 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 3

Chọn những vùng có điều kiện đất đai và khi hậu phù hợp với yêu cẩu của cây dứa, nhất là về địa hình thuận lợi, cao và thoát nước, không bị ảnh hường của nước ngầm, không bị sương muối, lũ lụt phá hại. Cũng cẩn chú ý trống dứa trên những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất xốp thoảng khí.

05/03/2013